Chơi trò thắt cổ trên Youtube bé gái 5 tuổi tử vong thương tâm
Ngày 16/10, BV Nhi đồng cho biết cách đây vài ngày 1 có tiếp nhận bé V.T.D (5 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) đã ngưng thở, đồng tử giãn và tim đập rất yếu. Mặc dù được các y bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bé gái tử vong ngay sau đó ít giờ.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của bé gái, theo chia sẻ của mẹ ruột và gia đình, ngày 12/10 bé bắt chước theo trò chơi thắt cổ đăng tải trên youtube, chỉ vài phút không để ý đến khi gia đình phát hiện, bé đã bất tỉnh trong tư thế treo cổ liền nhanh chóng đưa vào BV.
Liên quan đến vụ việc trên, BS Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu của BV Nhi đồng 1 cho biết đây là trường hợp đầu tiên bệnh viện tiếp nhận một trẻ học theo trò thắt cổ dẫn đến hậu quả tử vong thương tâm.
Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương kể lại, vào ngày 12/10 khoa có tiếp nhận bé V.T.D. (5 tuổi, ngụ TP.HCM) được đội Cấp cứu 115 của BV quận Tân Phú đưa đến trong tình trạng đã mê sâu, đồng tử giãn và tim đập rất yếu, tình trạng nguy kịch. Tại đây, các bác sĩ tích cực hồi sức cho bệnh nhi, cho thuốc vận mạch, trợ tim và cho bé thở máy, sử dụng mọi phương tiện tốt nhất hiện có nhằm cứu được bé. Tuy nhiên vì thời gian ngưng tim ngưng thở kéo dài nên bệnh nhi đã tử vong sau 4 giờ cấp cứu.
Bác sĩ tích cực hồi sức cho bệnh nhi, nhưng bé D vẫn không qua khỏi.
Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng địa phương cũng đã đến BV để khám nghiệm tử thi, và điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé gái trước khi đưa về gia đình lo hậu sự.
Qua đó, bác sĩ Phương chia sẻ mỗi phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức xử lý đúng để có thể cứu được trẻ. Nếu không may gặp phải trường hợp trẻ tự cột sợi dây trên một thanh giường tầng và sau đó sợi dây thắt cổ trẻ, làm cho trẻ tử vong. Thì bước đầu tiên là phải đem trẻ rời khỏi hiện trường, cụ thể là sợi dây thòng lọng.
Nếu trẻ tím tái, ngưng tim, ngưng thở thì ngay lập tức phải tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách hà hơi thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực để máu lên não liên tục.
"Vì não của chúng ta nếu thiếu oxy, ngưng tim trên 4 phút sẽ bất đầu có tổn thương. Và trên 10 phút hầu như là tổn thương nặng nề, không hồi phục. Đó là thời gian vàng trong cấp cứu", bác sĩ Phương cho biết.
Như trường hợp bé gái trên khi đến BV thì đồng tử đã giãn nhiều, não tổn thương rất nặng nề, cơ tim đập yếu, như vậy không thể cứu chữa được.
Bên cạnh việc trang bị kỹ năng sơ cứu tai nhà, phụ huynh cần nhanh chóng gọi tới cơ quan y tế gần nhất qua đầu số 115.
Qua vụ việc trên dấy lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh cần phải cảnh giác và quản lý, kiểm soát để trẻ xem các nội dung phù hợp với lứa tuổi.
Bởi hiện nay thời đại công nghệ lên ngôi, một đứa trẻ từ 2-3 tuổi trở lên đã có thể sử dụng những thiết bị điện tử như máy tính, ipad, điện thoại thông minh…Tuy nhiên, do trẻ nhỏ chưa ý thức được, dễ bắt chước những hành động từ phim ảnh, chương trình xem được nên rất nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng.