Chủ động phòng, chống bệnh dại trong mùa hè

Những năm gần đây, hầu như năm nào trên địa bàn tỉnh cũng có người tử vong do bị chó dại cắn. Mặc dù việc tiêm phòng có vai trò hết sức quan trọng, nhưng tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó ở một số địa phương còn thấp, do đó, nguy cơ bùng phát bệnh dại trong mùa hè vẫn cao.

Thử nghiệm tự động chuyển đổi văn bản thành tiếng nói Tiếng Việt (Viettel)

Your browser dose not Support the audio Tag

 Để phòng, chống bệnh dại, các hộ nuôi chó cần chấp hành việc tiêm phòng dại hàng năm. Ảnh chụp tại xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc). Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y, hiện nay, tổng đàn chó trên địa bàn tỉnh hơn 140 nghìn con. Chó chủ yếu nuôi làm cảnh, trông giữ nhà, tình trạng thả rông vẫn phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh dại nếu các hộ dân không chủ động trong việc tiêm phòng dại cho vật nuôi của gia đình. Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và thú ý cho biết: Hàng năm, công tác tiêm phòng dại luôn được ưu tiên, vì đây là bệnh lây từ động vật sang người, có tỷ lệ tử vong cao. Thực tế những năm qua, bệnh dại vẫn bùng phát trên địa bàn tỉnh, hầu như năm nào cũng có người tử vong vì bị chó dại cắn. Tuy nhiên, do ý thức của người dân và nhiều cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm nên tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó còn thấp. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ tiêm phòng dại cao nhất chưa đến 80%; bình quân chỉ đạt từ 70 - 75%, cá biệt năm 2012 và 2013, tỷ lệ tiêm phòng dại chỉ đạt lần lượt 51% và 54%. Năm 2019, cả tỉnh tiêm được gần 88 nghìn liều vắc xin phòng dại, đạt gần 69,5%. Tính đến thời điểm này như mọi năm trước, công tác tiêm phòng dại đã thực hiện xong ở các huyện, thành phố. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những vấn đề liên quan đến sáp nhập các Trạm Thú y ở địa phương, đến nay mới có một số địa phương đã, đang triển khai tiêm phòng dại cho đàn chó. Thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y, hiện mới có huyện Lạc Sơn và Lạc Thủy hoàn thành tiêm phòng dại, huyện Cao Phong, Kim Bôi chưa triển khai, các huyện, thành phố còn lại đang triển khai. Toàn tỉnh mới có 31.260 con chó được tiêm phòng dại. "So với mọi năm thì việc triển khai công tác tiêm phòng dại cho đàn chó năm nay là chậm. Trong khi đó, diễn biến thời tiết phức tạp, mùa hè là thời điểm dễ bùng phát bệnh dại, các hộ dân nuôi chó và các cấp chính quyền cần phải quan tâm, chủ động tiêm phòng dại. Các vụ tử vong do bị chó dại cắn là những bài học đau lòng, nguyên nhân là do chủ quan, lơ là trong công tác tiêm phòng dại cho đàn chó, không đi tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn” - đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và thú y nhấn mạnh. Năm 2019, trong tỉnh có 2 người tử vong vì bị chó dại cắn. Vụ việc khá thương tâm xảy ra ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), 2 nạn nhân là người thân trong một gia đình. Nguyên nhân do khi bị chó cắn, nạn nhân không đi tiêm phòng, 2 tháng sau khi phát bệnh thì không thể cứu chữa được nữa. Những trường hợp tử vong trước đây cũng đến từ nguyên nhân tương tự, khi bị chó, mèo cắn, nạn nhân cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để tiêm phòng dại. Tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi và thú y, trong giai đoạn 2013 - 2017, toàn tỉnh có 10.172 trường hợp bị chó nghi dại cắn, phải điều trị dự phòng bệnh dại và 16 ca tử vong do bệnh dại, trung bình 3 ca tử vong/năm. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm cả tỉnh có trên 1.000 người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm phòng điều trị phơi nhiễm với bệnh dại. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 747 người bị chó cắn, mèo cào, cắn phải đi tiêm vắc xin, điều trị phơi nhiễm với bệnh dại. "Mùa hè là thời điểm bệnh dại rất dễ bùng phát, chúng tôi đang tích cực triển khai công tác tiêm phòng dại cho đàn chó ở các địa phương còn lại. Rất mong các hộ dân nuôi chó cùng chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện tốt việc tiêm phòng dại để bảo vệ cho vật nuôi và cho chính bản thân mình, cũng như xã hội. Bởi, khi đã phát dại thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%” - đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và thú y bày tỏ. Viết Đào

Để phòng, chống bệnh dại, các hộ nuôi chó cần chấp hành việc tiêm phòng dại hàng năm. Ảnh chụp tại xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc). Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y, hiện nay, tổng đàn chó trên địa bàn tỉnh hơn 140 nghìn con. Chó chủ yếu nuôi làm cảnh, trông giữ nhà, tình trạng thả rông vẫn phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh dại nếu các hộ dân không chủ động trong việc tiêm phòng dại cho vật nuôi của gia đình. Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và thú ý cho biết: Hàng năm, công tác tiêm phòng dại luôn được ưu tiên, vì đây là bệnh lây từ động vật sang người, có tỷ lệ tử vong cao. Thực tế những năm qua, bệnh dại vẫn bùng phát trên địa bàn tỉnh, hầu như năm nào cũng có người tử vong vì bị chó dại cắn. Tuy nhiên, do ý thức của người dân và nhiều cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm nên tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó còn thấp. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ tiêm phòng dại cao nhất chưa đến 80%; bình quân chỉ đạt từ 70 - 75%, cá biệt năm 2012 và 2013, tỷ lệ tiêm phòng dại chỉ đạt lần lượt 51% và 54%. Năm 2019, cả tỉnh tiêm được gần 88 nghìn liều vắc xin phòng dại, đạt gần 69,5%. Tính đến thời điểm này như mọi năm trước, công tác tiêm phòng dại đã thực hiện xong ở các huyện, thành phố. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những vấn đề liên quan đến sáp nhập các Trạm Thú y ở địa phương, đến nay mới có một số địa phương đã, đang triển khai tiêm phòng dại cho đàn chó. Thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y, hiện mới có huyện Lạc Sơn và Lạc Thủy hoàn thành tiêm phòng dại, huyện Cao Phong, Kim Bôi chưa triển khai, các huyện, thành phố còn lại đang triển khai. Toàn tỉnh mới có 31.260 con chó được tiêm phòng dại. "So với mọi năm thì việc triển khai công tác tiêm phòng dại cho đàn chó năm nay là chậm. Trong khi đó, diễn biến thời tiết phức tạp, mùa hè là thời điểm dễ bùng phát bệnh dại, các hộ dân nuôi chó và các cấp chính quyền cần phải quan tâm, chủ động tiêm phòng dại. Các vụ tử vong do bị chó dại cắn là những bài học đau lòng, nguyên nhân là do chủ quan, lơ là trong công tác tiêm phòng dại cho đàn chó, không đi tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn” - đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và thú y nhấn mạnh. Năm 2019, trong tỉnh có 2 người tử vong vì bị chó dại cắn. Vụ việc khá thương tâm xảy ra ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), 2 nạn nhân là người thân trong một gia đình. Nguyên nhân do khi bị chó cắn, nạn nhân không đi tiêm phòng, 2 tháng sau khi phát bệnh thì không thể cứu chữa được nữa. Những trường hợp tử vong trước đây cũng đến từ nguyên nhân tương tự, khi bị chó, mèo cắn, nạn nhân cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để tiêm phòng dại. Tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi và thú y, trong giai đoạn 2013 - 2017, toàn tỉnh có 10.172 trường hợp bị chó nghi dại cắn, phải điều trị dự phòng bệnh dại và 16 ca tử vong do bệnh dại, trung bình 3 ca tử vong/năm. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm cả tỉnh có trên 1.000 người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm phòng điều trị phơi nhiễm với bệnh dại. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 747 người bị chó cắn, mèo cào, cắn phải đi tiêm vắc xin, điều trị phơi nhiễm với bệnh dại. "Mùa hè là thời điểm bệnh dại rất dễ bùng phát, chúng tôi đang tích cực triển khai công tác tiêm phòng dại cho đàn chó ở các địa phương còn lại. Rất mong các hộ dân nuôi chó cùng chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện tốt việc tiêm phòng dại để bảo vệ cho vật nuôi và cho chính bản thân mình, cũng như xã hội. Bởi, khi đã phát dại thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%” - đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và thú y bày tỏ. Viết Đào

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/141285/chu-dong-phong,-chong-benh-dai-tr111ng-mua-he.htm