Chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa

ĐTO - Tỉnh ta đang bước vào mùa mưa, số bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều ca bệnh xuất hiện với biểu hiện chưa rõ ràng làm nhiều người nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến mất cảnh giác trong phòng và điều trị bệnh.

Kiểm tra và dọn dẹp để loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi

Kiểm tra và dọn dẹp để loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi

BS.CK2 Dương Ân Hận - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp cho biết, SXH là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm. Bệnh có thể mắc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhiều nhất là mùa mưa. Bệnh lây lan nhanh, muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. SXH do virus Dengue gây ra, với 4 chủng khác nhau là Den1, Den2, Den3, Den4. Sau khi bị nhiễm một chủng, cơ thể sẽ tạo miễn dịch suốt đời với chủng đó. Tuy nhiên, lúc này người bệnh vẫn có thể bị SXH lần 2, lần 3, thậm chí là lần 4 do nhiễm các chủng khác.

Triệu chứng bệnh SXH

Các triệu chứng khi người bệnh nhiễm virus Dengue thường không rõ ràng. Ở thể bệnh nhẹ, triệu chứng của người bệnh thường là sốt cao đột ngột 39-40 độ, sốt kéo dài và khó hạ. Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác như: đau đầu, đau hốc mắt dữ dội. Ở thể nặng, người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu xuất huyết như: chấm đỏ ngoài da, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Cũng có trường hợp kèm đau bụng, chân tay lạnh, người vật vã. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Có thể thấy bệnh SXH có triệu chứng khá đa dạng. Người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn ủ bệnh: người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng, thường từ 4 - 7 ngày, cũng có thể là 14 ngày.

Giai đoạn sốt: khởi phát đột ngột, sốt cao trên 39 độ, kéo dài và khó hạ, kéo dài 1-3 ngày. Các triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ kèm nôn mửa, tiêu chảy,...

Giai đoạn nguy hiểm: khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Triệu chứng trở nặng, có thể thấy các dấu hiệu xuất huyết dưới da ở chân, tay, bụng, đùi. Nặng hơn, người bệnh có thể xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết não, rất nguy hiểm.

Giai đoạn phục hồi: sau giai đoạn trên, người bệnh sẽ dần hết sốt, thể trạng tốt hơn, bắt đầu thèm ăn. Số lượng tiểu cầu cũng tăng dần, người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Khi mắc SXH, người bệnh cần quan sát cẩn thận, đặc biệt là khi xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo như: xuất huyết chấm đỏ trên da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt bất thường; đau bụng dữ dội, liên tục nôn; người sốt cao li bì, rối loạn ý thức; khó thở, chân tay lạnh, xanh tím. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị và xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng SXH

Sau khi đã chẩn đoán xác định mắc SXH, người bệnh cần được điều trị sớm. Hiện nay, bệnh SXH chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thay vào đó, người bệnh thường dùng thuốc điều trị triệu chứng như Acetaminophen (hạ sốt, giảm đau), Oresol (bù nước, bù điện giải) kết hợp các sản phẩm tăng cường đề kháng, ức chế virus hiệu quả. Việc tăng đề kháng rất quan trọng đối với các bệnh virus vì vừa giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh, vừa giúp giảm biến chứng, triệu chứng khi mắc bệnh và rút ngắn thời gian điều trị. Trong các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm uy tín, có đầu tư nghiên cứu bài bản. Đặc biệt, có thể sử dụng sản phẩm Vinhgia Devir từ thảo dược thiên nhiên như thanh hao hoa vàng, đinh hương, xuyên tâm liên,... Những loại thảo dược này vốn có đặc tính hỗ trợ kháng virus, giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ đó hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh. Vinhgia Devir đã được chứng minh hiệu quả hỗ trợ tăng đề kháng nên người bệnh yên tâm sử dụng. Hơn nữa, sử dụng những sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng từ thảo dược, an toàn, không có tác dụng phụ, dùng được cho cả trẻ nhỏ.

Cách phòng ngừa bệnh sxh

Bên cạnh việc điều trị sớm và đúng cách, việc phòng ngừa bệnh SXH cũng cần được chú trọng, đặc biệt thời tiết đang vào mùa thuận lợi cho virus sinh trưởng. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả như: loại bỏ nơi sinh sản của muỗi (đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp máng thoát nước thường xuyên, không để đọng nước); mắc màn khi ngủ, bôi kem, mặc đồ dài tay phòng muỗi đốt; phối hợp với ngành y tế địa phương định kỳ phun hóa chất phòng, chống dịch; ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên và có thể sử dụng Vinhgia Devir để hỗ trợ tăng cường đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh SXH diễn tiến nhanh nên cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Qua đó, giúp làm giảm nhẹ bệnh tình và rút ngắn thời gian điều trị.

Thanh Hùng - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp

Nguồn Đồng Tháp: http://www.baodongthap.vn/suc-khoe/chu-dong-phong-chong-benh-sot-xuat-huyet-trong-mua-mua-106072.aspx