Chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy tại chợ

Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Gia Lâm đã phối hợp với ban quản lý chợ Ninh Hiệp phổ biến các quy định PCCC và yêu cầu người dân phải có sự chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng ứng phó với mọi trường hợp có thể xảy ra.

Chợ Ninh Hiệp thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một trong những địa điểm buôn bán đông đúc. Với diện tích khoảng 4900m2, trong đó có 140/256 kiot hoạt động hàng ngày, chợ Ninh Hiệp được biết đến là nguồn đầu mối sỉ quần áo lớn nhất tại miền Bắc.

Thực tiễn cho thấy, công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại luôn là vấn đề nóng khi đây là nơi có nhiều nguồn lửa - nguồn nhiệt, hàng hóa, nguyên liệu dễ bén lửa; khi hỏa hoạn xảy ra, nguy cơ cháy lan, cháy lớn rất cao.

Ông Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH ĐTTM và Phát triển Vinh Phát, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm cho biết: "Trong tổ chữa cháy của tôi bao gồm có 12 người, các trang thiết bị của chúng tôi đã được thẩm duyệt và nghiệm thu và luôn sẵn sàng đảm bảo cho công tác PCCC. Các trang thiết bị được bảo hành bảo trì, vận hành chạt thử thường xuyên theo quy định."

Công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại luôn là vấn đề nóng.

Công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại luôn là vấn đề nóng.

Ngày 10/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136 năm 2020. Trong đó, nghị định có nhiều điểm mới về danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Một trong những điểm mới đáng lưu ý là về loại hình chợ. Chỉ tính riêng tại địa bàn xã Ninh Hiệp, tổng số cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC theo Nghị định 50 trên địa bàn có 561 cơ sở, trong đó có 66 cơ sở thuộc diện quản lý của Công an huyện và 495 cơ sở thuộc diện quản lý của UBND xã Ninh Hiệp.

"Từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ tổ chức tuyên truyền vận động tới toàn thể các hộ dân trên địa bàn xã và đảm bảo mỗi gia đình có một người tham gia tập huấn PCCC và cứu hộ cứu nạn." - Ông Phan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm cho hay.

Có đến 80% tổng số vụ cháy xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hoạt động của chợ.

Có đến 80% tổng số vụ cháy xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hoạt động của chợ.

Đặc biệt, có đến 80% tổng số vụ cháy xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hoạt động của chợ, trên 70% vụ cháy chợ do sự cố hệ thống điện, sử dụng thiết bị tiêu thụ điện không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và do sử dụng lửa trần, thắp hương thờ cúng.

Trước yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, Công an TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC&CNCH, chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC đối với loại hình này.

Các khu chợ cần có kế hoạch cải tạo, xây dựng mới nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC phù hợp với điều kiện xã hội thực tế.

Các khu chợ cần có kế hoạch cải tạo, xây dựng mới nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC phù hợp với điều kiện xã hội thực tế.

Thiếu tá Hoàng Đức Mạnh, Phó Đội trưởng đội PCCC&CNCH Công an huyện Gia Lâm cho biết: "Lực lượng Công an cấp xã là lực lượng tham mưu trực tiếp cho UBND cấp xã về PCCC. Công tác điều tra cơ bản và công tác quản lý Nhà nước hiện nay còn gặp tương đối nhiều khó khăn."

Sau khi Nghị định 50 được ban hành, ban quản lý chợ cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của của người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC, đảm bảo và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở.

Đồng thời, các khu chợ cần có kế hoạch cải tạo, xây dựng mới nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC phù hợp với điều kiện xã hội thực tế.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/chu-dong-trong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-tai-cho-253212.htm