Chu Nguyên Chương ra tay đoạt mạng hàng loạt khai quốc công thần, tất cả đều tài giỏi, tại sao không ai dám đứng lên chống lại?
Xét về mức độ tàn bạo, có lẽ không ai sánh bằng Hoàng đế khai lập ra Minh triều Chu Nguyên Chương.
Trong suốt mấy ngàn năm qua, Hoàng đế khai quốc của Trung Quốc vẫn luôn là một đề tài thú vị.
Có thể nói, có những Hoàng đế khai quốc xuất thân vốn đã rất tốt, nhưng cũng có người xuất thân tầm thường, nhờ vào tinh thần mà vượt lên những kẻ cao sang quyền quý, nỗ lực trở thành Hoàng đế, ví dụ "nhân sĩ thường dân" du thủ du thực như Hán Cao Tổ Lưu Bang… Nếu nói về xuất thân thấp nhất, không ai vượt qua được Hoàng đế sáng lập nhà Minh Chu Nguyên Chương.
Chu Nguyên Chương là Hoàng đế có ý chí nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là Hoàng đế ăn mày có khởi đầu thấp nhất, thành tựu cao nhất. Ông là Hoàng đế sáng lập ra nhà Minh.
Chu Nguyên Chương sinh năm 1328, mất ngày 24/6/398, tự Quốc Thụy, thuở nhỏ tên Trùng Bát, về sau lấy tên Hưng Tông, người huyện Chung Ly, Hào Châu (nay là Phụng Dương, An Huy, Trung Quốc).
Trong thời gian Chu Nguyên Chương làm Hoàng đế, ông đã chiêu mộ anh hùng, bình định tứ hải, tiếp nhận lời khuyên, chiêu nạp hiền tài, coi trọng nông nghiệp, lưu hành lễ tiết và âm nhạc, ca ngợi, chủ trương giáo dục cảm hóa, những luật lệ được đặt ra đều rất phù hợp.
Trải qua cố gắng của thời Hồng Vũ, sản xuất xã hội từng bước phục hồi và phát triển, sử gọi là "Hồng Vũ chi trị".
Có thể nói Chu Nguyên Chương là một Hoàng đế có nhiều thành tích, đáng tiếc vào cuối đời, ông lại trở nên khát máu, phần lớn những anh hùng trước kia được Chu Nguyên Chương chiêu nạp đều bị ông sát hạt.
Đánh giá về sự nghiệp của Chu Nguyên Chương, sử gia Triệu Dực đời nhà Thanh đã từng nhận định: "Thái Tổ nhờ vào công thần mà có được thiên hạ, sau khi việc đã thành thì lại giết hại những người đã giúp mình lấy thiên hạ, luận về tàn nhẫn thì thiên cổ chẳng ai sánh bằng".
Sau khi Minh triều thành lập không lâu, hàng chục khai quốc công thần dưới trướng đã dần bị vị vua này thanh trừng một cách thẳng tay.
Và điều đáng nói là đa số họ đều bị quy vào hai tội danh rất khuôn mẫu: Một là mưu phản, hai là chịu án liên đới (một người phạm tội, cả nhà vạ lây).
Theo trang Qulishi (Trung Quốc), trong số 34 khai quốc công thần được Chu Nguyên Chương phong Công, phong Hầu, có đến 32 người bị vong mạng, số ít trong đó còn phải chịu thảm án diệt môn, chỉ có chỉ có hai người hiếm hoi trong số 34 khai quốc công thần là may mắn có được kết cục ít bi thảm hơn cả.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là, khi những danh tướng dưới trướng Chu Nguyên Chương như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân... bị ông tàn sát, không có một ai dám đứng ra chống lại. Tại sao lại như vậy?
Trả lời cho câu hỏi này, phải kể đến 3 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Năng lực của Chu Nguyên Chương quá mạnh
Chiến thắng của rất nhiều danh tướng dưới trướng Chu Nguyên Chương không thể tách rời với chiến lược ông đưa ra, nếu như đối đầu với Chu Nguyên Chương, về cơ bản họ đều không phải đối thủ của ông, đây là nguyên nhân chủ yếu.
2. Chu Nguyên Chương hiểu rõ lòng dân
Trong thời gian Chu Nguyên Chương trị vì, về kinh tế, ông cho di dân khai khẩn và cho quân đồn trú canh tác trên chính vùng đất đóng quân với quy mô lớn, xây dựng công trình thủy lợi, giải phóng nô lệ, miễn giảm sưu thuế. Muôn dân an cư lạc nghiệp, về cơ bản sẽ không tạo phản chống lại ông.
3. Không có cơ hội
Tại sao lại nói vậy? Chúng ta biết vào thời nhà Minh có Cẩm y vệ, đây là một cơ quan tình báo chỉ nghe theo lệnh của Chu Nguyên Chương. Chỉ cần có bất cứ biến động nhỏ nào, kẻ nổi loạn sẽ bị chém chết ngay lập tức.
Chính vì thế, hàng ngũ quan lại thời Minh dù có muốn chống lại Hoàng đế cũng khó có thể thực hiện được. Ngay cả manh nha trong suy nghĩ, nói ra còn khó chứ chưa nói đến việc tập hợp lực lượng để chống đối. Tương truyền vào thời đó, quan lại nghe đến Cẩm y vệ đã phải nể sợ vài phần.