Chủ tịch nước Lương Cường và Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu đã thăm Hoàng thành Thăng Long.

Chuyến tham quan Hoàng thành Thăng Long của hai nhà lãnh đạo nhằm giới thiệu với Nhà vua Philippe và Hoàng hậu về đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam mến khách, với mong muốn sẽ đón nhiều hơn nữa du khách đến thăm Việt Nam; từ đó thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo nền tảng cho việc mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực sâu rộng khác giữa hai nước.

Chuyến tham quan Hoàng thành Thăng Long của hai nhà lãnh đạo nhằm giới thiệu với Nhà vua Philippe và Hoàng hậu về đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam mến khách, với mong muốn sẽ đón nhiều hơn nữa du khách đến thăm Việt Nam; từ đó thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo nền tảng cho việc mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực sâu rộng khác giữa hai nước.

Chủ tịch nước và phu nhân cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu đã được đại diện Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu về lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam thông qua những hiện vật được bảo tồn và gìn giữ tại Khu di sản, nơi mang đậm dấu ấn lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Chủ tịch nước và phu nhân cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu đã được đại diện Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu về lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam thông qua những hiện vật được bảo tồn và gìn giữ tại Khu di sản, nơi mang đậm dấu ấn lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Chủ tịch nước và Phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu.

Chủ tịch nước và Phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu.

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là biểu tượng của lịch sử - văn hóa Đại Việt qua nhiều thế kỷ. Đây là trung tâm quyền lực của các vị vua qua triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, đến Lê Trung Hưng.

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là biểu tượng của lịch sử - văn hóa Đại Việt qua nhiều thế kỷ. Đây là trung tâm quyền lực của các vị vua qua triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, đến Lê Trung Hưng.

Chủ tịch nước và phu nhân cùng Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ đi bộ dạo qua cổng Đoan Môn, nguyên là công trình được xây dựng từ đời Lý, là cổng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng Thành.

Chủ tịch nước và phu nhân cùng Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ đi bộ dạo qua cổng Đoan Môn, nguyên là công trình được xây dựng từ đời Lý, là cổng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng Thành.

Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng Nhà vua Philippe và Hoàng hậu tham quan di tích hố khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long. Hố khảo cổ là nơi đã được khai quật với diện tích 85,2 m2 ngay phía sau Đoan môn và ở độ sâu 1,2 m đã phát hiện một đường viền đá gia cố chân tường Đoan môn và sân gạch vồ thời Lê sơ.Ở độ sâu 1,9 m là đoạn đường lát gạch kiểu “hoa chanh” thời Trần, đáng chú ý phía dưới có những viên gạch lát đường thời Lý.

Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng Nhà vua Philippe và Hoàng hậu tham quan di tích hố khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long. Hố khảo cổ là nơi đã được khai quật với diện tích 85,2 m2 ngay phía sau Đoan môn và ở độ sâu 1,2 m đã phát hiện một đường viền đá gia cố chân tường Đoan môn và sân gạch vồ thời Lê sơ.Ở độ sâu 1,9 m là đoạn đường lát gạch kiểu “hoa chanh” thời Trần, đáng chú ý phía dưới có những viên gạch lát đường thời Lý.

Thăm khu thềm Rồng và di tích Điện Kính Thiên, nơi quan trọng nhất trong Cấm thành Thăng Long xưa, Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ được giới thiệu về những phần kiến trúc còn lại của thềm Rồng điện Kính Thiên, với những bậc đá tạo thành 3 lối lên xuống; đôi rồng ở giữa được tạo tác theo phong cách tả thực, bằng đá nguyên khối; hai bên là đôi rồng mây hóa, rồng cách điệu văn mây- biểu tượng cho vũ trụ và trời đất …

Thăm khu thềm Rồng và di tích Điện Kính Thiên, nơi quan trọng nhất trong Cấm thành Thăng Long xưa, Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ được giới thiệu về những phần kiến trúc còn lại của thềm Rồng điện Kính Thiên, với những bậc đá tạo thành 3 lối lên xuống; đôi rồng ở giữa được tạo tác theo phong cách tả thực, bằng đá nguyên khối; hai bên là đôi rồng mây hóa, rồng cách điệu văn mây- biểu tượng cho vũ trụ và trời đất …

Đại diện Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tặng quà lưu niệm cho Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ.

Đại diện Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tặng quà lưu niệm cho Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ.

Nhà Vua Bỉ và Hoàng hậu bày tỏ sự ấn tượng trước giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc của Hoàng thành Thăng Long, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của mỗi dân tộc.

Nhà Vua Bỉ và Hoàng hậu bày tỏ sự ấn tượng trước giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc của Hoàng thành Thăng Long, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của mỗi dân tộc.

Hữu Thắng - Mạnh Quốc

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-va-nha-vua-bi-tham-hoang-thanh-thang-long-204250401133629046.htm