Chủ tịch Quốc hội thăm điểm liên hệ lập pháp cơ sở Hồng Kiều, Thượng Hải
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc, sáng 10/4 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm thành phố Thượng Hải. Thăm và dự Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Điểm liên hệ lập pháp Hồng Kiều do Nhân đại Thành phố Thượng Hải tổ chức. Cùng đi có Phó Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Vương Đông Minh.
Đón Chủ tịch Quốc hội tại sân bay Hồng Kiều có lãnh đạo Nhân đại Thành phố Thượng Hải. Mặc dù thành phố chỉ chiếm không đến 0,1% diện tích của Trung Quốc nhưng lại là thành phố đông dân nhất, chiếm tỷ trọng GDP lớn và đi đầu trong cải cách, mở cửa, sáng tạo khoa học của Trung Quốc. Ngay sau khi đến Thượng Hải, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên trong Đoàn đã trực tiếp thăm quan khu trưng bày của Điểm liên hệ lập pháp Hồng Kiều, nơi tổ chức tiếp nhận các ý kiến của nhân dân trong quá trình xây dựng Luật của nhân đại toàn quốc Trung Quốc cũng như những Văn bản pháp quy của Nhân đại Thượng Hải. Đây cũng là điểm lập pháp cơ sở đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cần Bình thị sát năm 2019, ghi nhận biểu dương những đóng góp quan trọng của người dân trong quá trình lập pháp.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đại diện Nhân đại, tổ dân phố Hồng Kiều, đại biểu Nhân đại thành phố Thượng Hải đã chia sẻ nhưng câu chuyển về việc tiếp nhận ý kiến lập pháp của nhân dân. Riêng trong năm 2023, điểm liên hệ đã tiếp hơn 800 ý kiến của 15 Bộ luật, trong đó 68 ý kiến đã được tiếp thu trong các Bộ luật quan trọng, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước. Hồng Kiều là 1 trong 25 điểm liên hệ lập pháp mà Nhân đại Thành phố Thượng Hải đã thiết lập, với nhiều hình thức lấy ý kiến nhân dân qua tọa đàm, hội họp trực tuyến, trực tiếp từ tổ dân phố. Trong quá trình lập pháp, các ý kiến của nhân dân đều được tiếp thu bằng nhiều hình thức đa dạng như tọa đàm, hội thảo trực tuyến, đặc biệt là việc gặp gỡ trực tiếp các đại diện tổ chức và nhân dân. Điểm liên hệ lập pháp còn kết nối với các luật sư để tham khảo, nghiên cứu tìm ra ngôn ngữ luật pháp dễ áp dụng nhất trong cuộc sống và có hình thức trao Bằng khen cho những cá nhân có ý kiến giá trị và được tiếp thu, áp dụng trong quá trình lập pháp.
Phát biểu tại cuộc trao đổi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng công tác lập pháp là chức năng đặc trưng và quan trọng nhất của cơ quan lập pháp của mỗi nước, cho rằng mô hình thành lập các Trung tâm, điều tiếp nhận lập pháp từ cấp Trung ương đến địa phương, cơ sở là độc đáo. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam xác định luật pháp ban hành là để phục vụ người dân và Doanh nghiệp, nên mọi quyết định chính sách phải xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng Luật pháp, phương châm của Quốc hội Việt Nam là ‘Muốn pháp luật đi vào cuộc sống thì cuộc sống phải được phản ánh trong Luật pháp. Luật pháp mà khác thực tiễn cuộc sống thì khó thực thi”. Qua trao đổi cho thấy, cùng với việc lấy ý kiến của các hệ thống, tổ chức chính trị thì việc lấy ý kiến trực tiếp từ người dân rất quan trọng.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!