Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Khơi thông nguồn lực, kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng

Cùng với việc khơi thông nguồn lực, tháo gỡ các điểm nghẽn, tại hội nghị tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh yếu tố kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển. Càng trong điều kiện khó khăn, thử thách thì hoạch định chính sách càng không được phép 'ăn đong'.

Chiều 21.7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì hội nghị tham vấn về công tác tổ chức Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Thường trực Ủy ban Kinh tế và đại diện Thường trực các cơ quan của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động của Quốc hội, trong đó có việc tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 và Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2022. Qua các Diễn đàn này đã đóng góp nhiều luận cứ quan trọng cả về khoa học, lý luận và thực tiễn để Quốc hội có những quyết đáp chính xác, đúng đắn, kịp thời về kinh tế - xã hội trong giai đoạn đầy khó khăn, thử thách vừa qua. Tiếp nối thành công đó, Chủ tịch Quốc hội mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đóng góp ý kiến cho Ban Tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 về chủ đề, thời gian tổ chức và đặc biệt là những nội dung trọng tâm cần được xem xét, thảo luận.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Lâm Hiển

Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm nay, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn với hầu hết các động lực tăng trưởng đều bị suy giảm, Chủ tịch Quốc hội gợi mở một số nội dung trọng tâm cần được thảo luận tại Diễn đàn, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố kiến tạo sự phát triển, càng trong điều kiện khó khăn, thử thách thì hoạch định chính sách càng không được phép "ăn đong", không thể chỉ nhìn vấn đề ngắn hạn, trước mắt mà xác định rất rõ đâu là vấn đề trước mắt, cấp bách, đâu là vấn đề chiến lược, lâu dài và đâu là yếu tố "bất biến để thích ứng với vạn biến", từ đó đề xuất, hiến kế cho Quốc hội những giải pháp đúng, trúng đưa kinh tế - xã hội vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng và tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn. Ảnh: Lâm Hiển

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 và cũng là năm cuối thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, nền kinh tế nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro về ổn định vĩ mô, các cân đối lớn, nhất là về điện, xăng dầu; tăng trưởng kinh tế gặp rất nhiều khó khăn với hầu hết các động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn; việc làm, thu nhập của người lao động bị cắt giảm,… qua đó, tác động đến đời sống người dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp; làm giảm sức chống chịu và phục hồi của doanh nghiệp.

Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn . Ảnh: Lâm Hiển

Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn . Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh những tồn tại, hạn chế trên gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 cũng như giai đoạn 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, Diễn đàn năm 2023 nhằm mục đích đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2023, qua đó tìm kiếm các giải pháp, chính sách để tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững; phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ theo các Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cũng như giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, với mục tiêu bao hàm cả nội dung về kinh tế và xã hội, nhấn mạnh đến yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế, bảo đảm bao quát các vấn đề ngắn hạn, dài hạn của cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025 và không trùng lắp với các Diễn đàn, tọa đàm kinh tế tổ chức gần đây, Ủy ban Kinh tế dự kiến chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Khơi thông nguồn lực, kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững”. Diễn đàn dự kiến tổ chức vào đầu tháng 9 tới, với 1 Phiên toàn thể và 2 Phiên chuyên đề.

Các chuyên gia dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Các chuyên gia dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Các chuyên gia dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Các chuyên gia dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Các ý kiến, tham luận tại Diễn đàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn phục vụ công tác thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; là nguồn thông tin đầu vào quan trọng để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV sắp tới.

Đánh giá cao các bước chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày càng chuyên nghiệp của Ủy ban Kinh tế, đại diện các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học cơ bản nhất trí với chủ đề dự kiến của Ủy ban Kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh, với tình hình thực tiễn của năm nay, cùng với việc khơi thông nguồn lực thì phải hết sức chú trọng đến yếu tố củng cố hoặc phục hồi năng lực, kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng và nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực. Ảnh: Lâm Hiển

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực. Ảnh: Lâm Hiển

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. Ảnh: Lâm Hiển

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. Ảnh: Lâm Hiển

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Lưu ý bối cảnh quốc tế hiện nay đã được quốc tế nhận định là “đa khủng hoảng”, một số ý kiến đề nghị tại Diễn đàn phải tập trung phân tích, mổ xẻ, đánh giá chính xác các thách thức, các điểm nghẽn, rào cản và nút thắt hiện nay; tận dụng tốt những cơ hội mới cùng lợi thế về ổn định kinh tế vĩ mô, lạm pháp thấp mà Việt Nam đã duy trì được trong suốt thời gian qua; xác định động lực tăng trưởng trước mắt và lâu dài dựa trên các yếu tố cơ cấu, năng suất và mô hình tăng trưởng; phải tập trung vào cả tổng cung và tổng cầu, cả chính sách tài khóa, tiền tệ và môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực quản trị quốc gia, năng lực quản trị doanh nghiệp và năng lực quản trị địa phương... cân đối cung cầu, điều hành linh hoạt cả chính sách tài khóa và tiền tệ, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, doanh nghiệp và địa phương.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hải đề nghị Thường trực Ủy ban Kinh tế nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến, tiếp tục rà soát, hoàn thiện, chuẩn bị thật tốt để tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế - xã hội cả về mặt nội dung, công tác truyền thông để tạo đồng thuận trong xã hội.

Phạm Thúy

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-khoi-thong-nguon-luc-kien-tao-dong-luc-moi-cho-tang-truong-i337280/