Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee qua đời: 'Người Hàn Quốc quyền lực' ghét sự tự mãn

Ông Lee Kun-hee, lãnh đạo uy tín của Tập đoàn Samsung Electronics - tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, được thông báo đã qua đời hôm nay (25/10), sau 6 năm nhập viện vì một cơn đau tim, hưởng thọ 78 tuổi.

Chủ tịch Lee Kun-hee tại một cuộc họp báo năm 2008.

Chủ tịch Lee Kun-hee tại một cuộc họp báo năm 2008.

Theo thông cáo của Samsung Electronics, ông Lee Kun-hee đã qua đời bên gia đình, bao gồm cả con trai ông - Phó Chủ tịch tập đoàn Jay Y. Lee."Chủ tịch Lee là một người thực sự có tầm nhìn xa trông rộng thực sự, người đã biến Samsung thành nhà đổi mới và cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, từ một DN địa phương. Tuyên bố về 'Quản lý mới' vào năm 1993 của ông là động lực thúc đẩy tầm nhìn của công ty nhằm cung cấp công nghệ tốt nhất để giúp phát triển xã hội toàn cầu... Di sản của ông ấy sẽ trường tồn", thông cáo của Samsung cho biết.Tháng 2/1993, 5 năm sau khi tiếp quản tập đoàn từ người cha Lee Byung-chull, Chủ tịch Lee Kun-hee lúc đó 51 tuổi, đã bất ngờ triệu tập một nhóm CEO của Samsung Electronics đến một cửa hàng Best Buy ở Los Angeles để kiểm tra thực tế về thương hiệu Samsung. Bị phủ một lớp bụi, một chiếc TV của Samsung phải nằm trên góc kệ với mức giá rẻ hơn gần 100USD so với mẫu Sony Corp của đối thủ.Sau cuộc họp tiếp theo kéo dài 9 giờ căng thẳng, Chủ tịch Lee đã bắt đầu một sự thay đổi chiến lược tại Samsung - để giành thị phần thông qua chất lượng chứ không phải số lượng. Vào giữa những năm 1990, ông Lee thậm chí đã tự mình thu hồi số điện thoại di động và máy fax kém chất lượng do hãng sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD, rồi đốt sạch.4 tháng sau cuộc họp ở Los Angeles, ông Lee gọi các lãnh đạo cấp dưới của mình đến một phòng họp tại khách sạn Frankfurt, nơi ông đưa ra kế hoạch “Quản lý mới”, khuyến khích các CEO “thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn”. Cuộc họp này đã kéo dài liên tục trong 10 giờ, mà những người tham gia thậm chí ngại uống nước vì họ không muốn phải đi vệ sinh vì sợ làm gián đoạn dòng chảy của Chủ tịch Lee.Trong một bài luận năm 1997, ông Lee đã nói về sự thất vọng của mình trước sức ì của quản lý: "Môi trường kinh doanh bên ngoài không tốt... nhưng không đáng lo bằng trong tổ chức, và mọi người dường như bị ăn mòn vì sự tự phụ... Tôi cần phải thắt chặt chúng một chút và liên tục nhắc nhở các nhà quản lý về việc cần phải suy nghĩ về khủng hoảng".Sự tập trung và quyết tâm cao độ đã giúp ông Lee phát triển DN kinh doanh mỳ của người cha thành một đế chế đa ngành, trị giá 424 nghìn tỷ won (375 tỷ USD) tính đến tháng 5/2020, với hàng chục chi nhánh trải dài từ điện tử, đóng tàu đến xây dựng, bảo hiểm...Samsung Electronics đã phát triển từ một nhà sản xuất TV hạng 2 thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu - đánh bại các thương hiệu của Nhật Bản như Sony, Sharp Corp và Panasonic Corp về chip, TV và màn hình; chấm dứt vị thế thống trị của điện thoại Nokia và Apple trong lĩnh vực điện thoại thông minh.Theo một số thực tập sinh tại trung tâm phát triển nguồn nhân lực của Samsung hiện nay, hàng chục nghìn nhân viên tham dự các khóa đào tạo luôn được đứng trong một mô hình phòng họp tồi tàn của khách sạn Frankfurt năm 1997, với nội thất đặc biệt nhập khẩu từ Đức, như một sự nhắc nhở đầy tôn kính về Chủ tịch Lee Kun-hee và đẩy lùi thói tự mãn.Sau một cáo buộc năm 2008, ông Lee lui về quản lý hậu trường, đồng thời đề bạt con trai của mình, Jay Y. Lee, lên làm Phó Chủ tịch - một vị trí được dự báo là bước chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực cuối cùng.Năm 2013, Forbes vinh danh Chủ tịch Lee Kun-hee là người Hàn Quốc quyền lực thứ 2, chỉ xếp sau Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon.

Hương Thảo

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/chu-tich-samsung-lee-kun-hee-qua-doi-nguoi-han-quoc-quyen-luc-ghet-su-tu-man-399826.html