Chủ tịch UBND TPHCM đánh chuông trong ngày làm việc đầu tiên sau sáp nhập

Sáng 1/7, ngày làm việc đầu tiên sau hợp nhất và vận hành chính quyền địa phương hai cấp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đã đến chùa Vĩnh Nghiêm (phường Xuân Hòa mới) đánh chuông, dâng lời cầu nguyện quốc thái dân an, khởi đầu một giai đoạn chuyển mình lịch sử.

Từ mờ sáng, nhiều Phật tử đã đến chùa Vĩnh Nghiêm (phường Xuân Hòa mới) cùng tham gia cầu nguyện trong ngày đầu tiên TPHCM bắt đầu làm việc với bộ máy chính quyền địa phương hai cấp.

Từ mờ sáng, nhiều Phật tử đã đến chùa Vĩnh Nghiêm (phường Xuân Hòa mới) cùng tham gia cầu nguyện trong ngày đầu tiên TPHCM bắt đầu làm việc với bộ máy chính quyền địa phương hai cấp.

Không khí trang nghiêm bên trong chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những ngôi chùa và cơ sở tự viện tại TPHCM đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông trống bát nhã vào lúc 6 giờ sáng.

Không khí trang nghiêm bên trong chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những ngôi chùa và cơ sở tự viện tại TPHCM đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông trống bát nhã vào lúc 6 giờ sáng.

Ghi nhận của phóng viên, cùng với chùa Vĩnh Nghiêm, tại các nơi thờ tự lớn như tu viện Khánh An, chùa Giác Ngộ, Việt Nam Quốc Tự... người dân cũng đến từ sớm, hòa mình trong không gian thanh tịnh, trang nghiêm để cùng nhau cầu nguyện cho đất nước bước vào một thời kỳ mới an bình, phát triển, thịnh vượng.

Ghi nhận của phóng viên, cùng với chùa Vĩnh Nghiêm, tại các nơi thờ tự lớn như tu viện Khánh An, chùa Giác Ngộ, Việt Nam Quốc Tự... người dân cũng đến từ sớm, hòa mình trong không gian thanh tịnh, trang nghiêm để cùng nhau cầu nguyện cho đất nước bước vào một thời kỳ mới an bình, phát triển, thịnh vượng.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đánh chuông trong ngày làm việc đầu tiên sau sáp nhập, với kỳ vọng mở ra một chương mới không chỉ về mặt chính quyền, mà còn là văn hóa điều hành: đặt con người, tinh thần và đạo đức làm nền móng.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đánh chuông trong ngày làm việc đầu tiên sau sáp nhập, với kỳ vọng mở ra một chương mới không chỉ về mặt chính quyền, mà còn là văn hóa điều hành: đặt con người, tinh thần và đạo đức làm nền móng.

Nhiều Phật tử cũng hân hoan cùng gióng chuông, gửi nhiều lời nguyện cầu tốt đẹp cho ngày đầu tiên giai đoạn đất nước chuyển mình.

Nhiều Phật tử cũng hân hoan cùng gióng chuông, gửi nhiều lời nguyện cầu tốt đẹp cho ngày đầu tiên giai đoạn đất nước chuyển mình.

Hình ảnh bình yên của chùa Vĩnh Nghiêm trong sáng 1/7. TPHCM mới có diện tích hơn 6.700 km², dân số gần 14 triệu người, với 168 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 113 phường, 54 xã) và đặc khu Côn Đảo.

Hình ảnh bình yên của chùa Vĩnh Nghiêm trong sáng 1/7. TPHCM mới có diện tích hơn 6.700 km², dân số gần 14 triệu người, với 168 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 113 phường, 54 xã) và đặc khu Côn Đảo.

Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những ngôi chùa và cơ sở tự viện tại TPHCM đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông trống bát nhã vào lúc 6 giờ sáng.

Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những ngôi chùa và cơ sở tự viện tại TPHCM đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông trống bát nhã vào lúc 6 giờ sáng.

Phật tử đến Việt Nam Quốc Tự lắng nghe ba hồi chuông trống bát nhã.

Phật tử đến Việt Nam Quốc Tự lắng nghe ba hồi chuông trống bát nhã.

Thầy Thích Lệ Trang, Trụ trì chùa Việt Nam Quốc Tự cho biết, việc thỉnh ba hồi chuông bát nhã không chỉ là nghi thức cầu quốc thái dân an, mà còn là sự đồng hành của đạo Phật với một bước ngoặt trọng đại của đất nước – ngày toàn bộ bộ máy hành chính chính thức vận hành theo mô hình mới, tinh gọn và hiện đại.

Thầy Thích Lệ Trang, Trụ trì chùa Việt Nam Quốc Tự cho biết, việc thỉnh ba hồi chuông bát nhã không chỉ là nghi thức cầu quốc thái dân an, mà còn là sự đồng hành của đạo Phật với một bước ngoặt trọng đại của đất nước – ngày toàn bộ bộ máy hành chính chính thức vận hành theo mô hình mới, tinh gọn và hiện đại.

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viện chủ tu viện Khánh An, cho biết chuông trống bát nhã có vai trò rất đặc biệt trong đời sống tâm linh của Phật giáo đại thừa. Trong đó, chuông lớn nhất trong chùa gọi là đại hồng chung, đặt bên trái, tượng trưng cho sự tỉnh thức. Trống bát nhã đặt bên phải, biểu trưng cho trí tuệ. Khi chuông và trống được thỉnh cùng nhau, đó không chỉ là âm thanh mà còn là thông điệp giác ngộ và từ bi lan tỏa khắp pháp giới.

“Tiếng chuông là tiếng của tỉnh thức, nhắc nhở mỗi con người tu tập. Tiếng trống là trí tuệ cứu vớt chúng sinh. Khi được thỉnh cùng nhau, chuông trống bát nhã mang hàm nghĩa tuệ giác Phật giáo, dẫn dắt con người đến với sự an lạc và giác ngộ,” Thượng tọa chia sẻ.

Theo Thượng tọa Thích Trí Chơn, trong Phật giáo, chuông trống bát nhã chỉ được cử trong những dịp lễ hội lớn như rằm, mùng 1, lễ Phật đản, Vu lan, hoặc các kỳ trai đàn, giới đàn trang nghiêm. Riêng trong lễ Phật đản, nghi thức thỉnh chuông trống bát nhã chỉ thực hiện vào giây phút rước lễ sinh thần – thời khắc thiêng liêng tượng trưng cho sự xuất hiện của Đức Phật trên cõi đời.

Trước đó, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã ký văn bản gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố về việc tổ chức nghi thức này trên toàn quốc vào đúng ngày 1/7 – ngày chính thức vận hành chính quyền hai cấp. Văn bản nêu rõ: “Với truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc trong mọi chặng đường lịch sử, Giáo hội đề nghị các chùa, tự viện tổ chức ba hồi chuông trống bát nhã, tụng kinh, cầu an nhằm khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sông núi đất nước Việt Nam”.

Phạm Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chu-tich-ubnd-tphcm-danh-chuong-trong-ngay-lam-viec-dau-tien-sau-sap-nhap-post1756302.tpo