Chủ trường, giáo viên thành nông dân trong mùa dịch Covid-19

Lãnh đạo cùng giáo viên của một ngôi trường ở ngoại thành Hà Nội tổ chức đánh cá, hái rau cung cấp cho phụ huynh trong thời gian không thu được học phí.

 Sau hơn một tháng thất nghiệp vì dịch Covid-19, các thầy cô giáo của một trường học tại Quốc Oai, Hà Nội, cùng nhau làm nông dân để trang trải cuộc sống. Trước đây, mỗi tuần các thầy cô sẽ có một buổi đưa học sinh đi dã ngoại và thực hiện các dự án trồng rau theo mùa. Tuy nhiên, giờ đây các em nghỉ học, họ không đi dạy mà chuyển hẳn sang trồng trọt và thu hoạch nông sản.

Sau hơn một tháng thất nghiệp vì dịch Covid-19, các thầy cô giáo của một trường học tại Quốc Oai, Hà Nội, cùng nhau làm nông dân để trang trải cuộc sống. Trước đây, mỗi tuần các thầy cô sẽ có một buổi đưa học sinh đi dã ngoại và thực hiện các dự án trồng rau theo mùa. Tuy nhiên, giờ đây các em nghỉ học, họ không đi dạy mà chuyển hẳn sang trồng trọt và thu hoạch nông sản.

 Thầy Nguyễn Đức Quang, người sáng lập và cũng là chủ trường, cho biết lâu nay nguồn thực phẩm của trường khá dồi dào do có 7 ha đất trồng trọt và kết hợp với các gia đình giáo viên gần trường chăn nuôi để tự cung cấp thực phẩm cho học sinh. Nhưng do toàn trường nghỉ để phòng tránh dịch bệnh nên nguồn thực phẩm này không được tiêu thụ. Vì thế, trường nhờ phụ huynh tiêu thụ giúp nguồn thực phẩm sẵn có này và không ngờ là được ủng hộ nhiệt tình.

Thầy Nguyễn Đức Quang, người sáng lập và cũng là chủ trường, cho biết lâu nay nguồn thực phẩm của trường khá dồi dào do có 7 ha đất trồng trọt và kết hợp với các gia đình giáo viên gần trường chăn nuôi để tự cung cấp thực phẩm cho học sinh. Nhưng do toàn trường nghỉ để phòng tránh dịch bệnh nên nguồn thực phẩm này không được tiêu thụ. Vì thế, trường nhờ phụ huynh tiêu thụ giúp nguồn thực phẩm sẵn có này và không ngờ là được ủng hộ nhiệt tình.

 Ông Dung trước đây làm ở bộ phận bếp của trường, nay chuyển hẳn sang chăm sóc hơn 100 đõ ong.

Ông Dung trước đây làm ở bộ phận bếp của trường, nay chuyển hẳn sang chăm sóc hơn 100 đõ ong.

 Đang mùa hoa nên cứ mỗi tuần một lần, những cầu ong lại đầy ăm ắp mật. Các thầy cô sẽ gỡ cầu ong ra cho vào quay ly tâm để thu hoạch.

Đang mùa hoa nên cứ mỗi tuần một lần, những cầu ong lại đầy ăm ắp mật. Các thầy cô sẽ gỡ cầu ong ra cho vào quay ly tâm để thu hoạch.

Với hơn 100 đõ ong, trường thu được 100 lít mật mỗi tuần. Bây giờ đang là mùa mật hoa nhãn, hoa vải.

Với hơn 100 đõ ong, trường thu được 100 lít mật mỗi tuần. Bây giờ đang là mùa mật hoa nhãn, hoa vải.

 Trường cũng thầu một số ao để thả cá. Thỉnh thoảng, thầy cô đi kéo lưới vét ở các ao và thu hoạch được cá chép, cá trắm.

Trường cũng thầu một số ao để thả cá. Thỉnh thoảng, thầy cô đi kéo lưới vét ở các ao và thu hoạch được cá chép, cá trắm.

 Cô Bạch Minh Thiết, giáo viên mầm non (bên phải) cho biết cô vốn là người làng ở đây từ nhỏ nên đã quen với công việc ruộng đồng. Trước đây, cô thỉnh thoảng cũng dẫn học trò đi dã ngoại trải nghiệm. Hàng năm, trường đều có một lần tát cạn cả ao cá để học sinh được trải nghiệm bắt cá.

Cô Bạch Minh Thiết, giáo viên mầm non (bên phải) cho biết cô vốn là người làng ở đây từ nhỏ nên đã quen với công việc ruộng đồng. Trước đây, cô thỉnh thoảng cũng dẫn học trò đi dã ngoại trải nghiệm. Hàng năm, trường đều có một lần tát cạn cả ao cá để học sinh được trải nghiệm bắt cá.

 Cá sau khi bắt sẽ được mổ, cắt khúc, cho vào túi hút chân không để bảo quản. Anh Quốc Đạt, có con học mẫu giáo tại trường, cho biết các con rất thích đồ ăn của trường. Anh cho biết nhà trường khi chăn nuôi không dùng cám công nghiệp nên cá hay các loại gia cầm như gà, vịt, ngan đều rất chắc thịt và thơm ngon.

Cá sau khi bắt sẽ được mổ, cắt khúc, cho vào túi hút chân không để bảo quản. Anh Quốc Đạt, có con học mẫu giáo tại trường, cho biết các con rất thích đồ ăn của trường. Anh cho biết nhà trường khi chăn nuôi không dùng cám công nghiệp nên cá hay các loại gia cầm như gà, vịt, ngan đều rất chắc thịt và thơm ngon.

 Đang mùa chín rộ, trước đây các thầy cô sẽ dẫn học sinh đi trải nghiệm hái dâu. Nhưng nay, các cô giáo tự thu hoạch để làm siro dâu. Đây cũng là món nhiều bạn học sinh yêu thích.

Đang mùa chín rộ, trước đây các thầy cô sẽ dẫn học sinh đi trải nghiệm hái dâu. Nhưng nay, các cô giáo tự thu hoạch để làm siro dâu. Đây cũng là món nhiều bạn học sinh yêu thích.

 Các loại cây trồng của trường đều được chăm sóc tự nhiên. Trường sử dụng các loại rác nhà bếp như vỏ hoa quả, rau củ để làm phân hữu cơ.

Các loại cây trồng của trường đều được chăm sóc tự nhiên. Trường sử dụng các loại rác nhà bếp như vỏ hoa quả, rau củ để làm phân hữu cơ.

 Khoảng 3,5 ha đất đồi đang trồng rất nhiều loại rau củ. Đất đồi tơi xốp lại có nguồn nước sạch từ trên rừng nên rau lớn nhanh, xanh tốt. Thầy Quang chia sẻ: “Tuy làm nông nghiệp có thể giúp trường bớt khó khăn nhưng niềm mong ngóng nhất của các thầy cô là dịch Covid-19 sẽ sớm qua và sẽ sớm được gặp lại học trò”.

Khoảng 3,5 ha đất đồi đang trồng rất nhiều loại rau củ. Đất đồi tơi xốp lại có nguồn nước sạch từ trên rừng nên rau lớn nhanh, xanh tốt. Thầy Quang chia sẻ: “Tuy làm nông nghiệp có thể giúp trường bớt khó khăn nhưng niềm mong ngóng nhất của các thầy cô là dịch Covid-19 sẽ sớm qua và sẽ sớm được gặp lại học trò”.

Việt Hùng - Phương Lâm

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/chu-truong-giao-vien-thanh-nong-dan-trong-mua-dich-covid-19-post1058223.html