Chữa những bệnh thường gặp trong những ngày vui lễ

Nhân dịp lễ Tết, trong không khí sum họp gia đình, không ai muốn nói đến những chuyện xui xẻo như: hao tài, đau ốm, bệnh tật - Nhưng những chuyện chẳng đặng đừng ấy đôi khi vẫn xảy ra mặc chúng ta không mời chúng cũng đến - Đó là những tật bệnh thường do vui say quá trớn.

Chúng tôi xin giúp quý vị và các bạn giải quyết những căn bệnh mà chúng ta thường gặp trong dịp Tết như: Say rượu, cầm máu, ngộ độc thức ăn, mắc cổ, ngất xỉu...

Say rươu:Đây là căn bệnh “thâm căn cố đế” không những xảy ra suốt 365 ngày trong năm đối với những đệ tử của Lưu Linh, mà còn tăng lên thành cấp số nhân trong 3 ngày Tết - Rượu không chừa ai cả - nhất là phái nam vì vui vẻ quá chén trong 3 ngày xuân mà đôi khi còn gây bao phiền phức cho những người khác. Ngoài khi “tửi nhập ngôn xuất” còn “thượng hạ cẳng tay” hay biến thành “yêng hùng xa lộ” để lại di chứng tai hại gây đau thương cho gia đình, tập thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xin mách quý vị và các bạn: sử dụng đơn giản 1 ngón tay có thể làm tỉnh rượu các bợm nhậu:

Để người say ngồi dựa vào ghế hay gốc cây, dùng 1 ngón tay trỏ của chúng ta day mạnh ở vị trí điểm cao lồi nhất của lỗ mũi mà trong hệ thống kinh lạc của châm cứu gọi là huyệt Tố Liêu. Để ngón tay trỏ vào điểm ấy và day mạnh theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 13 phút là bệnh nhân nôn mửa và tỉnh rượu ngay. Trong thao tác, ngón tay luôn luôn dính sát mũi.

Cầm máu:Sau khi “rượu vào lời ra” hoặc thách thức nhau làm “yên hùng xa lộ” và cũng có thể thách thức nhau lên võ đài .Và điều tệ hại xảy ra là gây chấn thương chảy máu.

Chúng ta có thể làm ngưng chảy máu trong các tai nạn, đánh, đâm chém nhau, tông xe bằng cách dùng 2 ngón tay trỏ hay 2 ngón cái đè mạnh vào vị trí chỗ tiếp giáp vành tai trên và mí tóc ở mang tai, chỗ có mạch đập. Đó là vị trí của huyệt Hòa Liêu của đường kinh Tam Tiêu.Áp mạnh vào cho đến khi nào máu ngưng chảy. Sử dụng cả 2 ngón tay áp vào 2 bên tai cùng 1 lần. Trường hợp cấp cứu này rất thần diệu, chúng tôi thành công trên 90% cầm máu, kể cả xuất huyết trong các ca nặng. Nếu có thêm 1 người giúp sức, chúng ta nhờ người đó dùng 1 ngón tay cái đè mạnh sau lưng, trên đốt sống thắt lưng, vị trí đối xứng với lỗ rốn qua bụng. Đó là khu vị trí của huyệt Mệnh Môn và Huyết sâu.

Mắc cổ:Ngày Tết, trẻ con thường bị mắc cổ vì ăn phải các trái cây hay các loại mứt có hạt như: chôm chôm, nhãn, sapôchê, sơ-ri, chà là, táo... Cha mẹ cho con ăn nhiều khi sơ ý không lấy hạt ra có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ. Thật là tai hại khi trẻ em bị mắc cổ mà người lớn trong lúc hoảng hốt dùng ngón tay móc dị vật ra hay đẩy xuống họng. Nếu trường hợp hạt dài có sắc cạnh như hạt sapôchê, nguy cơ trẻ chết ngạt là rất cao. Chúng ta nhớ một nguyên tắc là nếu hạt tròn hay nhọn có đường vào có thể ra bằng lối cũ. Vì vậy, ta sử dụng phương pháp bấm huyệt để kích thích thần kinh thiệt hầu và hạ thiệt làm ói dị vật trong họng ra.

Chúng ta có 2 cách thực hiện:

Cách thứ nhất: Người cứu đứng sau trẻ, áp bụng sát vào lưng đứa bé, để 2 bàn tay đan nhau, quàng qua bụng đứa trẻ ở vị trí rốn, kéo mạnh vào bụng 2 - 3 cái liên tiếp, hơi trong bụng dồn lên ép mạnh phổi làm bắn dị vật ra ngoài. Nếu vật trong họng không ra, ta dùng phương pháp 2.

Cách thứ 2: Đặt trẻ ngồi hơi nghiêng về phía trước, dùng móng tay ngón cái của người chữa bấm thật mạnh vào dưới chỗ tiếp xúc mũi - môi hay nói rõ hơn chỗ rãnh nhân trung gặp đáy mũi. Phải bấm thật mạnh mới có kết quả và phải thao tác gấp vì nếu dị vật lọt vào đường thở có thể gây tử vong nhanh. Trong lúc cấp cứu cũng cần gọi xe cứu thương nếu thấy tình huống có vẻ khó khăn.

Ngộ độc thức ăn:Trường hợp này trong ngày Xuân thường xảy ra sau khi say rượu hay bội thực. Triệu chứng rõ ràng nhất là ói mửa và tiêu chảy cấp tính, xuất mồ hôi; khi nặng có thể trụy tim mạch và tử vong.

Sau khi nạn nhân ói hết thức ăn; Nếu còn mửa, chúng ta day ấn huyệt Nội Quan trên cẳng tay, vị trí cách lằn chỉ cổ tay bằng độ đo của 3 ngón tay nạn nhân để khít nhau. Thao tác một lần cho cả 2 cẳng tay trong vòng 5 phút. Sau đó chúng ta tẩy độc nhờ gan và thận qua trung gian của huyệt Suất Cốc ở đầu; từ đỉnh tai lên bằng độ do 3 ngón tay của bệnh nhân phía trong tóc. Day mạnh cả 2 bên đầu từ 7 - 10 phút. Tiếp theo chấm dứt tiêu chảy bằng cách day ấn huyệt Thượng Cự Hư ở 2 bên cẳng chân cho đến khi cầm tiêu chảy. Huyệt Thượng Cự Hư ở giữa xương chày và xương mác đo từ cuối xương đầu gối xuống bằng độ đo của 6 ngón tay cái, chiều ngang chạy dọc theo bờ xương chày từ gối xuống gặp điểm đau nhiều nhất - đó là huyệt. Huyệt này rất thần diệu để chữa tiêu chảy.Người Trung Quốc dùng huyệt này để chữa thổ tả và rất thành công.

Ngất xỉu:Thường do làm việc nhiều trong 3 ngày xuân hay bị trúng gió sau khi chè chén hoặc vì bất cứ một tình huống nào xảy ra ngoài ý muốn. Bệnh nhân thường bất tỉnh hay ở trạng thái gần bị kích ngất, thoát mồ hôi nhiều, có khi sùi bọt mép, cắn lưỡi.

Chúng ta giúp nạn nhân trở lại trạng thái bình thường bằng các thao tác: đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi nghiêng về một bên để tránh thụt lưỡi gây ngạt thở. Người chữa dùng ngón tay cái bấm thật mạnh nhiều lần từ 1 - 20 cái phần thịt ở sát dưới móng tay ngón út, phía ngón đeo nhẫn. Đó là huyệt Thiếu Xung.Nếu có người thứ hai bấm vào giữa lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền).Nạn nhân sẽ tỉnh mau. Kinh nghiệm cho biết chỉ trong vòng từ 3 phút - 5 phút, nạn nhân sẽ tỉnh nếu thao tác cả 2 vị trí nói trên cùng 1 lúc.

Ngày đầu Xuân xin chúc quý vị và các bạn an yên, không phải trở thành bác sĩ “bất đắt dĩ” trong gia đạo lúc sum vầy.

Lương y TÔN THẤT QUỲNH NAM

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chua-nhung-benh-thuong-gap-trong-nhung-ngay-vui-le-n168746.html