Chùa Shwedagon - Di tích Phật giáo linh thiêng bậc nhất thế giới tại Myanmar

Đóng vai trò biểu tượng của đất nước chùa vàng Myanmar, công trình chùa Shwedagon là một di tích Phật giáo linh thiêng được đông đảo người dân và các tín đồ Phật giáo không chỉ trong nước mà còn quốc tế chiêm bái.

Chùa Shwedagon được coi như một trong những di tích Phật giáo linh thiêng nhất trên thế giới. Ảnh: Wikimedia Common

Chùa Shwedagon được coi như một trong những di tích Phật giáo linh thiêng nhất trên thế giới. Ảnh: Wikimedia Common

Đối với cả người dân Myanmar lẫn tín đồ quốc tế, chùa Shwedgon là một địa chỉ thuộc nhóm di tích liên quan tới Phật giáo linh thiêng bậc nhất thế giới. Vì vậy, ngôi chùa này là nơi được nhiều người chiêm bái với niềm tin và lòng thánh kính lớn.

Tên đầy đủ của chùa là Shwedagon Zedi Daw. Ngoài ra, chùa còn có tên “The Great Dragon Pagoda” (Đại Long tự) và người dân Myanmar tự hào tôn vinh ngôi chùa là “vương miện của Myanmar”. Năm 2018, Myanmar đã gửi UNESCO văn bản đề nghị công nhận Chùa Shwedgon là Di sản Văn hóa Thế giới.

Bảo tháp chùa Shwedagon cao tới 99m, ước tính dát đến 90 tấn vàng, đỉnh gắn hơn 4.500 viên kim cương và hồng ngọc. Ảnh: Amazing Places

Bảo tháp chùa Shwedagon cao tới 99m, ước tính dát đến 90 tấn vàng, đỉnh gắn hơn 4.500 viên kim cương và hồng ngọc. Ảnh: Amazing Places

Gắn với tín ngưỡng Phật giáo, Chùa Shwedgon được phỏng đoán xây dựng cách đây hơn 2.500 năm. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học thời hiện đại, công trình kiến trúc này có từ khoảng thế kỷ thứ VI. Điểm nhất trí chung là chính là quy mô của Chùa Shwedgon khi công trình này nhận được sự vun đắp và ngày càng trở nên lớn hơn từ phạm vi ban đầu chỉ là một tháp nhỏ. Vào khoảng thế kỷ XIV, tháp chùa được tôn tạo cao chừng 18m và đến thế kỷ XV tăng lên 40m.

Sau trận động đất năm 1768, Chùa Shwedagon được tôn tạo với chiều cao và vóc dáng như hiện thời. Sang thế kỷ XX, vượt qua một vài trận động đất nhỏ nữa và vụ cháy năm 1931, chùa tiếp tục đứng vững trên đỉnh đồi, mang lại niềm tin về mức độ linh thiêng và không thể bị phá hoại. Bổ sung thêm uy danh còn câu chuyện được truyền tụng rằng chùa Shwedagon cất giữ báu vật là 8 sợi tóc của Đức Phật.

Quang cảnh chùa Shwedagon về đêm. Ảnh: Tripanthropologist

Quang cảnh chùa Shwedagon về đêm. Ảnh: Tripanthropologist

Từ chân đồi Singuttara, du khách có thể lên chùa Shwedgon theo 4 lối bậc thang xây dựng cân xứng với 4 hướng. Mỗi cửa vào cầu thang được tô điểm đôi kỳ lân rất uy nghi và đây cũng là linh vật xuất hiện nhiều nhất trên các đồng tiền của Myanmar. Lên tới sân gạch bao quanh chùa, mọi du khách buộc phải đi chân đất qua những lối đi được bố trí riêng đối lập với khoảng diện tích sân còn lại có những thời điểm bị nóng bỏng chân dưới ánh mặt trời hun gắt toàn bộ khu đồi.

Cũng chính nhờ vào ngôi chùa mang tính biểu tượng này, đặc biệt là tòa tháp cao 112m và được bao phủ bằng vàng chói lóa nằm trên đồi Singuttara, Myanmar mới được mệnh danh là đất nước Chùa Vàng. Không chỉ có vàng, phần vương miện trên đỉnh tháp còn được truyền tụng có gắn rất nhiều kim cương và đá quý.

Bao quanh tháp vàng trung tâm còn có 64 tháp nhỏ. Ảnh: Nothing Familiar

Bao quanh tháp vàng trung tâm còn có 64 tháp nhỏ. Ảnh: Nothing Familiar

Tháp vàng nổi bật suốt ngày đêm bởi vóc dáng và màu vàng rực rỡ nhưng không đơn lẻ do nó còn được bao quanh bởi rất nhiều kiến trúc với những kích thước khác nhau. Những công trình này cũng nhau tạo sự kỳ bí, thu hút tín đồ Phật giáo dưới tư cách là một địa chỉ nhất thiết phải tham quan cho mọi du khách tới thủ đô Rangoon cổ kính.

Những tín đồ am hiểu khi vào thăm chùa luôn đi vòng theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ cửa Đông và kết thúc ở cửa Bắc.

Chùa Shwedagon được coi như một thánh địa đối với các tín đồ Phật giáo. Ảnh: Tripanthropologist

Chùa Shwedagon được coi như một thánh địa đối với các tín đồ Phật giáo. Ảnh: Tripanthropologist

 Trạm chiêm tinh Chùa Shwedagon. Ảnh: Tripanthropologist

Trạm chiêm tinh Chùa Shwedagon. Ảnh: Tripanthropologist

Người dân khi tới tham quan chùa Shwedagon sẽ buộc phải đi chân đất để tỏ lòng thành kính. Ảnh: Tripanthropologist

Người dân khi tới tham quan chùa Shwedagon sẽ buộc phải đi chân đất để tỏ lòng thành kính. Ảnh: Tripanthropologist

Chùa có 4 lối vào, tại mỗi cổng của chùa đều có Chinthes trấn giữ (Chinthes là sư tử trong thần thoại Myanmar). Ảnh: Tripanthropologist

Chùa có 4 lối vào, tại mỗi cổng của chùa đều có Chinthes trấn giữ (Chinthes là sư tử trong thần thoại Myanmar). Ảnh: Tripanthropologist

Lối vào có mái che của chùa Shwedagon. Ảnh: Tripanthropologist

Lối vào có mái che của chùa Shwedagon. Ảnh: Tripanthropologist

Hằng Nga

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/chua-shwedagon-di-tich-phat-giao-linh-thieng-bac-nhat-the-gioi-tai-myanmar-post14239.html