Chuẩn bị Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do TNGT năm 2024

Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do TNGT năm 2024 được tổ chức chức ở Huế.

Theo kế hoạch, ngày 30 và 31/8 (nhằm ngày 27 và 28/7 năm Giáp Thìn) tại Chùa Từ Đàm, số 1 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, Tp. Huế sẽ diễn ra Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024.

Theo kế hoạch, ngày 30 và 31/8 (nhằm ngày 27 và 28/7 năm Giáp Thìn) tại Chùa Từ Đàm, số 1 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, Tp. Huế sẽ diễn ra Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024.

Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức. Đại lễ Cầu siêu năm 2024 nằm trong chuỗi các hoạt động “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024.

Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức. Đại lễ Cầu siêu năm 2024 nằm trong chuỗi các hoạt động “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024.

Mấy ngày qua, công tác chuẩn bị cho Đại lễ đã được ban tổ chức gấp rút triển khai. Một rạp lớn với phông vải màu vàng chủ đạo đã được dựng lên ở sân chính của Chùa Từ Đàm.

Mấy ngày qua, công tác chuẩn bị cho Đại lễ đã được ban tổ chức gấp rút triển khai. Một rạp lớn với phông vải màu vàng chủ đạo đã được dựng lên ở sân chính của Chùa Từ Đàm.

Hôm nay (29/8), nhiều phật tử cũng đã có mặt tại Chùa để chung tay sắp xếp đĩa quả, bày biện hương hoa, chuẩn bị chu đáo đàn cúng.

Hôm nay (29/8), nhiều phật tử cũng đã có mặt tại Chùa để chung tay sắp xếp đĩa quả, bày biện hương hoa, chuẩn bị chu đáo đàn cúng.

63 bài vị tương ứng 63 tỉnh thành đã được lập tại đại lễ cầu siêu. Theo đó, 63 vị chủ bái mặc trang phục truyền thống sẽ hầu bên bài vị suốt 2 ngày diễn ra đại lễ.

63 bài vị tương ứng 63 tỉnh thành đã được lập tại đại lễ cầu siêu. Theo đó, 63 vị chủ bái mặc trang phục truyền thống sẽ hầu bên bài vị suốt 2 ngày diễn ra đại lễ.

Theo Ban tổ chức, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 30 người bước ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở về; cùng với đó là sự mất mát của hàng chục gia đình vì tai nạn giao thông, hàng trăm người mất đi người thân yêu.

Theo Ban tổ chức, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 30 người bước ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở về; cùng với đó là sự mất mát của hàng chục gia đình vì tai nạn giao thông, hàng trăm người mất đi người thân yêu.

Thực hiện Nghị quyết A/64/L.44 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, hàng năm Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”.

Thực hiện Nghị quyết A/64/L.44 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, hàng năm Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”.

Với tinh thần “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”, Đại lễ Cầu siêu là một nghĩa cử mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tưởng nhớ những con người không may qua đời do tai nạn giao thông; qua đó gửi đến toàn xã hội lời cảnh báo về những mất mát, thiệt hại to lớn mà từng gia đình, cộng đồng và xã hội phải gánh chịu do tai nạn giao thông.

Với tinh thần “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”, Đại lễ Cầu siêu là một nghĩa cử mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tưởng nhớ những con người không may qua đời do tai nạn giao thông; qua đó gửi đến toàn xã hội lời cảnh báo về những mất mát, thiệt hại to lớn mà từng gia đình, cộng đồng và xã hội phải gánh chịu do tai nạn giao thông.

Đồng thời, hoạt động trên cũng nhằm kêu gọi các cơ quan chức năng của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và thể nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông để sự bình yên, an toàn, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà khi tham gia giao thông.

Đồng thời, hoạt động trên cũng nhằm kêu gọi các cơ quan chức năng của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và thể nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông để sự bình yên, an toàn, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà khi tham gia giao thông.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Đại lễ Cầu siêu không chỉ với mục đích cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân không may bị tử vong do tai nạn giao thông được siêu thoát mà còn nhắc nhở các phật tử và mọi người dân tự quý lấy bản thân mình và cùng chung tay với cộng đồng hướng đến mục tiêu an toàn giao thông”.

Lê Kông

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/anh-chuan-bi-dai-le-cau-sieu-cac-nan-nhan-tu-vong-do-tngt-nam-2024-204240829143537277.htm