Chuẩn bị mâm cỗ cúng 30 Tết ở miền Trung như nào cho đúng?
Với ý nghĩa mong muốn năm mới ấm no, sung túc, hạnh phúc, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế mà càng phải đầy đủ hơn.
Thông thường, một mâm cúng tất niên sẽ bao gồm: mâm ngũ quả, hương, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trà, rượu, trầu cau và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Mâm cỗ cúng tất niên miền Trung sẽ có các món như: bánh chưng, bánh tét, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, bánh mật, bánh phồng tôm,… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, chả Huế, đĩa thịt đông, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên…
Ở miền Trung, mâm cúng thì tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn như thịt lợn, thịt gà, hoặc cả hai loại, các món xào, canh, rau…Mâm cỗ mặn sẽ được đặt ở bàn thờ phụ hoặc một chiếc bàn thờ nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.
Các gia đình có thể cúng mặn hoặc cúng chay, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: Các món ăn phải được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Miền Trung vào dịp Tết cúng khá lạnh tuy nhiên không đặc trưng như ở miền Bắc. Người miền Trung coi trọng sự thành tâm “có gì thảo nấy” dâng lên ông bà. Các món ăn thường thấy trong mâm cỗ cúng ngày 30 Tết của người miền Trung không quá cầu kỳ.
Mâm cỗ cúng 30 Tết ở miền Trung thường có:
Bánh chưng, bánh tét.
Dưa món củ kiệu.
3Giò lụa.
Thịt đông.
Gỏi gà bóp rau răm.
Nem.
Măng ninh khô.
Canh miến.
Cá chiên hay ram.
Cơm 3 bát.
Ngày 30 tháng Chạp được xem là ngày đoàn tụ gia đình, con cái dù xa đến mấy cũng về thăm ông bà, cha mẹ. Chiều 30 Tết, nhà nào cũng tiến hành cúng Tất niên để tiễn năm cũ đón năm mới.
Lễ này thường có một mâm ở bàn thờ gia tiên, một mâm ở giữa nhà, mâm thị thực đặt ở trước cổng và ở một số địa phương còn có thêm mâm cúng nhỏ đặt tại bếp.
Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm áp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.
Nguồn Bnews: https://bnews.vn/chuan-bi-mam-co-cung-30-tet-o-mien-trung-nhu-nao-cho-dung/230050.html