Chuẩn bị tốt nhất để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ở thời điểm này, các sở, ban ngành đang tập trung toàn lực để xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, chuẩn bị cho việc đưa Luật thủ đô vào cuộc sống.

Là đơn vị được giao chủ trì, hướng dẫn các sở, ban, ngành thành phố thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp Hà Nội đang gấp rút triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Hà Nội, cho biết: ''Sở Tư pháp đã chủ động dự thảo kế hoạch triển khai Luật Thủ đô, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm. Qua rà soát, chúng tôi xác định ban hành các văn bản chi tiết thi hành Luật Thủ đô kịp thời, có hiệu lực vào 1/1/2025. Số lượng văn bản khổng lồ, công việc khó khăn phức tạp, với độ khó rất cao, đòi hỏi sụ quyết tâm rất lớn của lãnh đạo thành phố và sở, ngành''.

Số lượng văn bản khổng lồ, công việc khó khăn phức tạp, với độ khó rất cao, đòi hỏi sụ quyết tâm rất lớn.

Số lượng văn bản khổng lồ, công việc khó khăn phức tạp, với độ khó rất cao, đòi hỏi sụ quyết tâm rất lớn.

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô sửa đổi, nội dung quy định chi tiết Luật Thủ đô bao gồm 49 nội dung, trong số này, 42 nội dung cần được ban hành trước ngày 1/1/2025.

Trước khối lượng công việc đồ sộ, thời gian gấp, Hà Nội đã xác định rõ lộ trình, trong đó ưu tiên những nhiệm vụ cấp bách.

Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, cho biết: ''Hà Nội ưu tiên 4 nhiệm vụ cấp bách, thứ nhất phải xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn. Cùng với đó, phải phân công phân nhiệm cụ thể các đầu mối, với thời gian cụ thể. Thứ 2 là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương để ban hành các văn bản thuộc cấp trung ương. Thứ 3 là cần tăng cường công tác tuyên truyền để tầng lớp nhân dân Thủ đô hiểu rõ, hiểu đầy đủ về điểm đột phá của Luật Thủ đô. Thứ 4 là xây dựng, củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên trong tổ chức triển khai hệ thống luật''.

Luật sư Nguyễn Văn Hà, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội, cho biết: ''6 tháng cuối năm, thành phố tập trung xây dựng hệ thống văn bản triển khai luật, trong đó có Luật Thủ đô sửa đổi. Trên cơ sở đó, chúng ta phải đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp cơ sở để tập huấn, nhằm nâng cao năng lực, để truyền tải đúng chủ trương chính sách. Từ đó, lan tỏa các chủ trương chính sách đến người dân''.

Việc cần làm đầu tiên là rà soát lại hệ thống văn bản, sao cho đảm bảo tinh gọn nhưng đầy đủ nội dung.

Việc cần làm đầu tiên là rà soát lại hệ thống văn bản, sao cho đảm bảo tinh gọn nhưng đầy đủ nội dung.

Hiện, các sở đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Tổ trưởng là các giám đốc sở. Theo các chuyên gia, việc quan trọng mà các sở, ngành cần làm đầu tiên là rà soát lại hệ thống văn bản, sao cho đảm bảo tin gọn nhưng đầy đủ nội dung.

TS. Dương Thị Thanh Mai, Viện Trưởng Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, thành viên Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho hay: ''Không phải 100 nội dung là phải có 100 văn bản, mà vấn đề là phải rà soát, để gom lại những vấn đề có thể thể hiện trong cùng 1 văn bản để giảm bớt số lượng văn bản, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung hướng dẫn. Sau đó cần tổ chức soạn thảo như thế nào, phối hợp với các cơ quan đơn vị chủ trì ra sao''.

Sắp xếp, ưu tiên làm trước những nội dung có thể làm trước, làm ngay, có lợi cho người dân, doanh nghiệp! Đây là yêu của lãnh đạo thành phố Hà Nội với các sở, ngành trong xây dựng hệ thống văn bản để triển khai Luật Thủ đô vào thực tiễn.

Lệ Cẩm

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/chuan-bi-tot-nhat-de-trien-khai-luat-thu-do-sua-doi-262435.htm