Chuẩn bị ứng phó bão số 14

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, chiều 20-12, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên Biển Ðông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 14 trong năm 2020 có tên quốc tế là Krovanh. Hồi 19 giờ ngày 20-12, vị trí tâm bão khoảng 10,3 độ vĩ bắc; 113,6 độ kinh đông, di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được 10 đến 15 km và có khả năng mạnh thêm. Ðến 19 giờ hôm nay (21-12), vị trí tâm bão ở khoảng 8,8 độ vĩ bắc; 111,2 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Ðông là từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,5 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 115,0 độ kinh đông. Trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 đến 15 km. Ðến 19 giờ ngày 22-12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,3 độ vĩ bắc; 108,7 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Cán bộ, nhân viên Trung tâm dịch vụ hậu cần - kỹ thuật đảo Sinh Tồn hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu. Ảnh: ÐÌNH HOÀNG

Cán bộ, nhân viên Trung tâm dịch vụ hậu cần - kỹ thuật đảo Sinh Tồn hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu. Ảnh: ÐÌNH HOÀNG

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, chiều 20-12, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên Biển Ðông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 14 trong năm 2020 có tên quốc tế là Krovanh. Hồi 19 giờ ngày 20-12, vị trí tâm bão khoảng 10,3 độ vĩ bắc; 113,6 độ kinh đông, di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được 10 đến 15 km và có khả năng mạnh thêm. Ðến 19 giờ hôm nay (21-12), vị trí tâm bão ở khoảng 8,8 độ vĩ bắc; 111,2 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Ðông là từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,5 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 109,5 đến 115,0 độ kinh đông. Trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 đến 15 km. Ðến 19 giờ ngày 22-12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,3 độ vĩ bắc; 108,7 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

* Ðể ứng phó bão số 14, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) đã tổ chức họp khẩn ngày 20-12. Ban Chỉ đạo yêu cầu Ban chỉ huy PCTT các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của cơn bão để chủ động phòng tránh. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức bắn pháo hiệu để thông báo cho ngư dân chủ động phòng tránh. Tổng cục Thủy sản cung cấp thông tin cho người dân để có phương án bảo vệ lồng bè và nuôi trồng thủy sản; bảo đảm an toàn hồ chứa; phục hồi sản xuất. Các địa phương chủ động phát thông tin về bão số 14 trên các hệ thống giám sát thiên tai của tỉnh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu…

* Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến sáng 20-12, các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.682 phương tiện với 255.393 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

* Tổng cục Thủy sản cho biết, quan sát trên hệ thống giám sát tàu cá, tính đến 6 giờ ngày 20-12, có 138 tàu đang ở trong khu vực ảnh hưởng của bão trong 24 giờ tới (Bình Ðịnh 63; Khánh Hòa 21; Phú Yên 41; Quảng Nam 1; Quảng Ngãi 12).

* Lực lượng chức năng tỉnh Bến Tre đã có thông báo kêu gọi tàu thuyền tránh trú bão. Hiện, toàn tỉnh có 1.187 tàu đã được neo đậu với 4.967 người; 1.458 tàu đang hoạt động ngoài khu vực nguy hiểm với 14.399 người.

* Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (21-12), ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Các tỉnh Bắc Bộ trời tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại, vùng núi cao dưới 40C và có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; Bắc Trung Bộ trời rét đậm với nhiệt độ thấp nhất 10-130C.

* Hiện, nhiệt độ ở TP Lào Cai và các địa bàn vùng thấp bình quân khoảng 130C; vùng cao Bắc Hà còn 7,20C; khu du lịch Sa Pa lạnh 3,20C.

* Các lực lượng chức năng huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã dùng hơn 3.000 bao tải cát và hàng chục mét lưới sắt để gia cố tạm thời đoạn đê kè biển bị sạt lở tại thôn Yên Hải, xã Cảnh Dương. Trước đó, sóng to, triều cường dâng cao đã làm sạt lở một đoạn kè biển với chiều dài 50 m, chiều ngang hơn 25 m...

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò có nguy cơ lây lan nhanh

Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 10 - 2020 đến nay, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra 93 ổ dịch tại 93 xã thuộc 36 huyện của 12 tỉnh, thành phố làm tổng số 1.271 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có hơn 193 con chết, buộc phải tiêu hủy. Nguy cơ dịch bệnh này tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng rất cao. Cục Thú y đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vắc-xin phòng bệnh.

Tại tỉnh Thái Nguyên, bệnh viêm da nổi cục trên gia súc đã xuất hiện ở ba xã: Bình Long, Liên Minh, huyện Võ Nhai và Tiên Phong, thị xã Phổ Yên làm hơn 20 con bò mắc bệnh, trong đó ba con bê đã chết. Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản tỉnh đã phối hợp các hộ chăn nuôi, giám sát, tích cực điều trị, cách ly gia súc mắc bệnh; phun sát trùng tiêu độc mầm bệnh, cho nên từ đầu tháng 12 đến nay không phát sinh trâu, bò mắc bệnh này.

Tại tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại bốn xã: Ðỉnh Bàn, Thạch Hải (Thạch Hà), xã Mai Phụ, Thạch Châu (Lộc Hà) với tổng số gia súc mắc bệnh là 25 con. Ngành chức năng đã hướng dẫn người dân rải vôi, phun tiêu độc khử trùng... nhằm khống chế dịch bệnh.

PV và CTV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/chuan-bi-ung-pho-bao-so-14-628855/