Chùm ảnh bão số 4 gây thiệt hại tại các tỉnh thành miền Trung

Sau khi bão số 4 đi qua đã để lại những thiệt hại ban đầu nghiêm trọng cho các địa phương.

Tại Trạm Khí tượng Hải văn Sơn Trà sáng 28/9/2022, do Đài KTTV Trung Trung bộ Tổng cục KTTV thực hiện.

Nhiều tỉnh miền Trung ngổn ngang, hoang tàn sau bão số 4

Tại Đà Nẵng, sau nhiều giờ liền bị bão số 4 càn quét, Thành phố Đà Nẵng gần như bị "biến dạng", hàng loạt cây xanh bật gốc, gãy đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Một cây xanh ngã đổ đè lên ô-tô con ở đường 2 Tháng 9, bên hông Bảo tàng Điêu khắc Chăm.Ảnh: Báo Đà Nẵng

Một cây xanh ngã đổ đè lên ô-tô con ở đường 2 Tháng 9, bên hông Bảo tàng Điêu khắc Chăm.Ảnh: Báo Đà Nẵng

Các cây xanh bật gốc ở trên đường 30 Tháng 4. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Các cây xanh bật gốc ở trên đường 30 Tháng 4. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Tất cả các con đường đều ngổn ngang, cây cối nằm la liệt. Khi cường độ gió đã giảm, một số người dân và các công nhân đô thị đã ra đường để dọn dẹp "bãi chiến trường" do bão số 4 gây ra.

Tại một số khu vực như đường Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh,... bị ngập trong nước gây khó khăn trong lưu thông. Nhiều đồ đạc, biển hiệu quán xá, nhà hàng bị bão cuốn nằm ngoài đường tạo nên khung cảnh ngổn ngang tại Đà Nẵng.

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn thành phố đã có mưa rất to, gió lớn, giật mạnh; cường độ gió đo được cao nhất từ cấp 9 đến 11.

Cây xanh quanh khu vực âu thuyền Thọ Quang bị bão đốn ngã, nằm rạp trên đường Hồ Hán Thương.Ảnh: Người lao động

Cây xanh quanh khu vực âu thuyền Thọ Quang bị bão đốn ngã, nằm rạp trên đường Hồ Hán Thương.Ảnh: Người lao động

Tại Tam Kỳ. Ảnh: TTDBKTTT

Tại Tam Kỳ. Ảnh: TTDBKTTT

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có 1 trường hợp chuyển dạ trong bão đã được Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố hỗ trợ phương tiện đưa đi bệnh viện.

Trong sáng 28/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai một số biện pháp thu dọn cây xanh nhằm bảo đảm giao thông; triển khai công tác thống kê thiệt hại, dọn vệ sinh môi trường sau bão; tập trung ứng phó mưa lớn, nhất là nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất ở huyện Hòa Vang...

Các địa phương thông tin, tuyên truyền cho người dân không chủ quan, lơ là, sửa chữa nhà cửa, đi ra ngoài trong thời điểm gió còn mạnh để tránh các tai nạn, sự cố đáng tiếc xảy ra...

Hàng loạt cổ thụ xung quanh Trung tâm Hành chính Thành phố Đà Nẵng bị gãy đổ nằm la liệt sau bão.Ảnh: Người lao động

Hàng loạt cổ thụ xung quanh Trung tâm Hành chính Thành phố Đà Nẵng bị gãy đổ nằm la liệt sau bão.Ảnh: Người lao động

Cổng chợ đêm Sơn Trà dù chằng chống kỹ trước bão nhưng vẫn bị đổ sập, gây hư hỏng.Ảnh: Người lao động

Cổng chợ đêm Sơn Trà dù chằng chống kỹ trước bão nhưng vẫn bị đổ sập, gây hư hỏng.Ảnh: Người lao động

Nhiều biển báo giao thông cũng đổ sập, cây đè bật gốc sau bão. Trong sáng nay, lực lượng bộ đội đã ra quân hỗ trợ dọn dẹp hiện trường sau bão ở Đà Nẵng. Ảnh tổng hợp từ: Người lao động

Nhiều biển báo giao thông cũng đổ sập, cây đè bật gốc sau bão. Trong sáng nay, lực lượng bộ đội đã ra quân hỗ trợ dọn dẹp hiện trường sau bão ở Đà Nẵng. Ảnh tổng hợp từ: Người lao động

Tại Quảng Nam, khung cảnh tương tự diễn ra tại thành phố Hội An (Quảng Nam). Thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, người dân được phép ra đường bắt đầu từ 6h sáng nay 28/9. Tại điểm tránh trú Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, thanh niên được phép về lại gia đình để dọn dẹp sau bão. Người già, trẻ nhỏ tiếp tục ở lại tránh trú.

Học sinh trên địa bàn tỉnh hôm nay vẫn nghỉ học đến khi có thông báo mới.

Lúc 7h30, tại thành phố Hội An vẫn còn mưa, gió to, người dân ít di chuyển. Học sinh trên địa bàn tỉnhnghỉ học đến khi có thông báo mới. Ảnh: Đại đoàn kết

Lúc 7h30, tại thành phố Hội An vẫn còn mưa, gió to, người dân ít di chuyển. Học sinh trên địa bàn tỉnhnghỉ học đến khi có thông báo mới. Ảnh: Đại đoàn kết

Ở Quảng Nam, phương tiện giao thông đi lại khó khăn do ngập lụt. Ảnh: Vietnamne

Ở Quảng Nam, phương tiện giao thông đi lại khó khăn do ngập lụt. Ảnh: Vietnamne

Trường Trung học cơ sở Quế Mỹ 2 (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị tốc mái toàn bộ khu nhà thư viện sau khi bão số 4 đổ bộ. Ảnh: Vietnamnet

Trường Trung học cơ sở Quế Mỹ 2 (xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị tốc mái toàn bộ khu nhà thư viện sau khi bão số 4 đổ bộ. Ảnh: Vietnamnet

Tại Thừa Thiên Huế, sáng 28/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến thăm người dân trú bão tập trung ở điểm trường Trung học cơ sở Thuận An (phường Thuận An, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tại đây, Phó Thủ tướng đã ân cần thăm hỏi tình hình sinh hoạt của người dân. Đồng thời nhắc nhở, tình hình thời tiết còn đang diễn biến phức tạp, vì vậy người dân cần tuân thủ những yêu cầu của chính quyền sở tại và chỉ trở lại nhà mình khi thời tiết đã bình thường trở lại.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu chính quyền địa phương dành những điều điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để người dân an tâm, thoải mái và an toàn trong quá trình tránh, trú bão Noru.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế, sáng nay, qua theo dõi hoàn lưu bão số 4, các trạm đo vẫn có gió cấp 7, cấp 8 kèm mưa to. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế yêu cầu người dân không được ra đường cho đến khi có thông báo mới.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác kiểm tra tại tuyến đê chắn biển thuộc xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó Thủ tướng thăm hỏi, động viên người dân tại điểm sơ tán tránh trú bão tại phường Thuận An, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh tổng hợp từ Kinh tế & Đô thị

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác kiểm tra tại tuyến đê chắn biển thuộc xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó Thủ tướng thăm hỏi, động viên người dân tại điểm sơ tán tránh trú bão tại phường Thuận An, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh tổng hợp từ Kinh tế & Đô thị

Công an Thành phố Huế cùng người dân tiến hành dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ trên các tuyến đường.Hiện, cơ bản đã đảm bảo lưu thông. Ảnh: Kinh tế & Đô thị

Công an Thành phố Huế cùng người dân tiến hành dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ trên các tuyến đường.Hiện, cơ bản đã đảm bảo lưu thông. Ảnh: Kinh tế & Đô thị

Lực lượng công an và chính quyền địa phương hỗ trợ khắc phục các trường hợp nhà bị tốc mái tại thôn Khánh Mỹ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Kinh tế & Đô thị

Lực lượng công an và chính quyền địa phương hỗ trợ khắc phục các trường hợp nhà bị tốc mái tại thôn Khánh Mỹ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Kinh tế & Đô thị

Tại Quảng Trị, sáng 28/9, do ảnh hưởng của bão số 4, ở đây vẫn còn gió giật mạnh, mưa rải rác ở các địa phương. Tại nhiều điểm ngầm, tràn qua suối ở các huyện miền núi Hướng Hóa bị nước dâng, chia cắt, như: Cầu tràn thôn Trùm, xã Ba Tầng và đập tràn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn. Trong sáng nay, chính quyền địa phương đã cử lực lượng dân quân, quân sự chốt chặn để đảm an toàn cho người dân.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mưa lớn gây lũ làm chia cắt tại các địa bàn huyện miền núi. Mưa lớn cũng đã cuốn trôi cây cầu tạm gây chia cắt hoàn toàn hơn 320 hộ dân tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ảnh tổng hợp từ Kinh tế & Đô thị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mưa lớn gây lũ làm chia cắt tại các địa bàn huyện miền núi. Mưa lớn cũng đã cuốn trôi cây cầu tạm gây chia cắt hoàn toàn hơn 320 hộ dân tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ảnh tổng hợp từ Kinh tế & Đô thị

Nguồn: Tổng hợp

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn//chum-anh-bao-so-4-gay-thiet-hai-tai-cac-tinh-thanh-mien-trung-179220928104300707.htm