Chùm ảnh cận cảnh ngày hội du Xuân lớn nhất tỉnh Bắc Kạn

Sáng ngày 31/1 (tức mùng 10 tháng Giêng âm lịch), tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, UBND huyện Ba Bể tổ chức Khai mạc 'Lễ hội Lồng tổng Ba Bể' Xuân Quý Mão năm 2023.

Sau 3 năm tạm dừng tổ chức, sáng ngày 31/1, UBND huyện Ba Bể đã long trọng tổ chức “Lễ hội lồng tổng Ba Bể” xuân Quý Mão.

Sau 3 năm tạm dừng tổ chức, sáng ngày 31/1, UBND huyện Ba Bể đã long trọng tổ chức “Lễ hội lồng tổng Ba Bể” xuân Quý Mão.

Tham dự buổi lễ gồm có, ông Nguyễn Văn Du - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; ông Nguyễn Đăng Bình - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; ông Dương Văn Thuyết - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn, cùng toàn thể các lãnh đạo huyện và Sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Kạn.

Tham dự buổi lễ gồm có, ông Nguyễn Văn Du - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; ông Nguyễn Đăng Bình - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; ông Dương Văn Thuyết - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Kạn, cùng toàn thể các lãnh đạo huyện và Sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Kạn.

Ghi nhận của PV, khoảng 9h các mâm cỗ do các xã, thị trấn nằm trên địa bàn huyện Ba Bể đã chuẩn bị và sẵn sàng dâng hương để làm lễ thắp hương, khấn cầu năm mới vạn sự tốt lành. Dẫn đầu đoàn rước, dâng lễ là đội múa Lân.

Ghi nhận của PV, khoảng 9h các mâm cỗ do các xã, thị trấn nằm trên địa bàn huyện Ba Bể đã chuẩn bị và sẵn sàng dâng hương để làm lễ thắp hương, khấn cầu năm mới vạn sự tốt lành. Dẫn đầu đoàn rước, dâng lễ là đội múa Lân.

Tiếp theo là các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống các dân tộc của 15 xã, thị trấn trong huyện Ba Bể, đầu đội mâm lễ tiến lên lễ đài. Đi đầu là mâm cỗ đại diện cho Nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể.

Tiếp theo là các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống các dân tộc của 15 xã, thị trấn trong huyện Ba Bể, đầu đội mâm lễ tiến lên lễ đài. Đi đầu là mâm cỗ đại diện cho Nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể.

Tiếp đến là mâm cỗ của đơn vị xã Nam Mẫu (chủ nhà) và các mâm cỗ của người dân Thị trấn Chợ Rã, xã Cao Thượng, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Hoàng Trĩ, Thượng Giáo, Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Mỹ Phương, Hà Hiệu, Phúc Lộc, Bành Trạch. Mâm cỗ gồm những sản vật của người nông dân chân chất, mộc mạc, một nắng hai sương cần cù lao động cánh đồng, nương rẫy và sông nước. Họ đã tự tay chế biến đồ ăn, thức uống, các món bánh trái để dâng lên các đấng thần linh với tấm lòng thành kính.

Tiếp đến là mâm cỗ của đơn vị xã Nam Mẫu (chủ nhà) và các mâm cỗ của người dân Thị trấn Chợ Rã, xã Cao Thượng, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Hoàng Trĩ, Thượng Giáo, Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Mỹ Phương, Hà Hiệu, Phúc Lộc, Bành Trạch. Mâm cỗ gồm những sản vật của người nông dân chân chất, mộc mạc, một nắng hai sương cần cù lao động cánh đồng, nương rẫy và sông nước. Họ đã tự tay chế biến đồ ăn, thức uống, các món bánh trái để dâng lên các đấng thần linh với tấm lòng thành kính.

Mâm cỗ được chuẩn bị giản dị nhưng được sắp đặt khéo léo, trang trọng, đẹp mắt với các sản phẩm văn hóa ẩm thực như: Xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu nếp, các loại bánh trái tượng trưng cho trời đất, cỏ cây, hoa lá, thể hiện tâm linh thành kính của người dâng lễ hướng về cội nguồn, cầu trời, khấn phật cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, năng suất bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng, đầy sân; cầu cho quê hương bình an, bản làng thịnh vượng.

Mâm cỗ được chuẩn bị giản dị nhưng được sắp đặt khéo léo, trang trọng, đẹp mắt với các sản phẩm văn hóa ẩm thực như: Xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu nếp, các loại bánh trái tượng trưng cho trời đất, cỏ cây, hoa lá, thể hiện tâm linh thành kính của người dâng lễ hướng về cội nguồn, cầu trời, khấn phật cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, năng suất bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng, đầy sân; cầu cho quê hương bình an, bản làng thịnh vượng.

Khi tất cả các mâm lễ đã được dâng lên, ông Lục Văn Tuân, Bí thư Đảng ủy xã Nam Mẫu, Phó Ban Tổ chức “Lễ hội Lồng tổng Ba Bể” Xuân Quỹ Mão 2023 làm chủ lễ.

Khi tất cả các mâm lễ đã được dâng lên, ông Lục Văn Tuân, Bí thư Đảng ủy xã Nam Mẫu, Phó Ban Tổ chức “Lễ hội Lồng tổng Ba Bể” Xuân Quỹ Mão 2023 làm chủ lễ.

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng. Đúng 9h55 sáng ông Nguyễn Ngọc Sơn - Bí thư Huyện ủy Ba Bể bắt đầu đánh trống khai hội. Tiếng trống khai hội vang lên mở đầu cho một lễ hội tưng bừng, náo nhiệt báo hiệu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thuận lợi, thành công.

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng. Đúng 9h55 sáng ông Nguyễn Ngọc Sơn - Bí thư Huyện ủy Ba Bể bắt đầu đánh trống khai hội. Tiếng trống khai hội vang lên mở đầu cho một lễ hội tưng bừng, náo nhiệt báo hiệu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thuận lợi, thành công.

Sau phần lễ, hội Lồng tổng Ba Bể bước vào phần hội và các trò chơi dân gian, mở đầu là tiết mục tung còn. Tung còn là trò chơi dân gian phổ biến của người Tày, người Thái, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng của bà con nhân dân. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, tung còn lại trở thành trò chơi không thể thiếu được trong lễ hội Lồng tổng của bà con vùng cao.

Sau phần lễ, hội Lồng tổng Ba Bể bước vào phần hội và các trò chơi dân gian, mở đầu là tiết mục tung còn. Tung còn là trò chơi dân gian phổ biến của người Tày, người Thái, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng của bà con nhân dân. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, tung còn lại trở thành trò chơi không thể thiếu được trong lễ hội Lồng tổng của bà con vùng cao.

Khi người trong cuộc hào hứng tung còn, người đứng ngoài reo hò cổ vũ tạo không khí sôi nổi. Trò chơi tung còn chính là sợi dây gắn kết cộng đồng dịp đầu năm và là nơi gửi gắm khát vọng, mong muốn của người dân trong năm mới. Đây cũng là dịp để các đôi trai, gái tìm hiểu nhau, thể hiện tình yêu lứa đôi và kết duyên nên vợ chồng.

Khi người trong cuộc hào hứng tung còn, người đứng ngoài reo hò cổ vũ tạo không khí sôi nổi. Trò chơi tung còn chính là sợi dây gắn kết cộng đồng dịp đầu năm và là nơi gửi gắm khát vọng, mong muốn của người dân trong năm mới. Đây cũng là dịp để các đôi trai, gái tìm hiểu nhau, thể hiện tình yêu lứa đôi và kết duyên nên vợ chồng.

Theo quan niệm của người dân địa phương, khi người chơi tung quả còn bay cao sẽ mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Khi quả còn rơi xuống, người đón sẽ đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi cho một năm mới thịnh vượng an khang.

Theo quan niệm của người dân địa phương, khi người chơi tung quả còn bay cao sẽ mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Khi quả còn rơi xuống, người đón sẽ đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi cho một năm mới thịnh vượng an khang.

Những quả còn được khéo léo khâu ghép từ nhiều miếng vải màu xanh đỏ, sặc sỡ.

Những quả còn được khéo léo khâu ghép từ nhiều miếng vải màu xanh đỏ, sặc sỡ.

Hàng chục nghìn người chen chúc nhau "đổ" về xem hội.

Hàng chục nghìn người chen chúc nhau "đổ" về xem hội.

Lễ hội Lồng tổng Ba Bể là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn của huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Mục đích của lễ hội là cầu cho mưa thuận, gió hòa, thiên thời địa lợi, vạn vật sinh sôi nảy nở, thể hiện khát vọng vươn tới ấm no, hạnh phúc của mỗi người.

Lễ hội Lồng tổng Ba Bể là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn của huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Mục đích của lễ hội là cầu cho mưa thuận, gió hòa, thiên thời địa lợi, vạn vật sinh sôi nảy nở, thể hiện khát vọng vươn tới ấm no, hạnh phúc của mỗi người.

Đây cũng là dịp để hội tụ, giao lưu, đoàn kết giữa các dân tộc, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Khơi dậy niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian dân tộc phát triển và cơ hội để quảng bá du lịch Ba Bể. Qua đó, đưa du lịch Ba Bể ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đây cũng là dịp để hội tụ, giao lưu, đoàn kết giữa các dân tộc, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Khơi dậy niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian dân tộc phát triển và cơ hội để quảng bá du lịch Ba Bể. Qua đó, đưa du lịch Ba Bể ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng Diệm

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/chum-anh-can-canh-ngay-hoi-du-xuan-lon-nhat-tinh-bac-kan-172230131175457123.htm