Chùm ảnh: Hoạt động kinh doanh ảm đạm tại TP.HCM sau giãn cách xã hội

Sau thời gian hết giãn cách xã hội, các hoạt động kinh doanh, buôn bán tại TP.HCM về cơ bản đã bình thường trở lại. Tuy nhiên, để phục hồi và phát triển kinh doanh hậu Covid còn phụ thuộc nhiều yếu tố...

Video ghi nhận hoạt động kinh doanh tại TP.HCM sau khi hết giãn cách xã hội.

Theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin Pháp Luật, tại TP.HCM các trung tâm thương mại, siêu thị cũng như các của hàng, shop, đại lý đều đã mở của kinh doanh trở lại. Tuy nhiên, nhìn chung lượng khách hàng không thể bằng thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Các shop đều mở cửa trở lại nhưng hầu như không có khách. Thậm chí nhiều nơi còn chưa mở cửa vì họ lo ngại lượng khách hàng rất thấp.

Các shop đều mở cửa trở lại nhưng hầu như không có khách. Thậm chí nhiều nơi còn chưa mở cửa vì họ lo ngại lượng khách hàng rất thấp.

Hàng loạt ki ốt đóng cửa.

Hàng loạt ki ốt đóng cửa.

Một đại lý lớn đang đóng cửa.

Một đại lý lớn đang đóng cửa.

Hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh lượng khách mới chỉ đạt khoảng 30% đến 40% so với trước dịch.

Hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh lượng khách còn ít.

Hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh lượng khách còn ít.

Chỉ đạt khoảng 30% so với trước dịch.

Chỉ đạt khoảng 30% so với trước dịch.

Khách lác đác ngồi những bàn đặt ngoài cửa tiệm.

Khách lác đác ngồi những bàn đặt ngoài cửa tiệm.

Do không có khách nên sau giãn cách xã hội, chợ đêm Bến Thành (quận 1) vẫn đóng cửa. Phố Tây Bùi Viện (quận 1), mặc dù đã cho phép hoạt động trở lại bình thường, nhưng cũng không có khách.

Chợ đêm Bến Thành (quận 1) vẫn đóng cửa.

Chợ đêm Bến Thành (quận 1) vẫn đóng cửa.

Nhà hàng phố Tây Bùi Viện không có khách.

Nhà hàng phố Tây Bùi Viện không có khách.

Một số nhà hàng chưa thể mở cửa vì ế khách.

Một số nhà hàng chưa thể mở cửa vì ế khách.

Khách nước ngoài hoàn toàn vắng bóng.

Khách nước ngoài hoàn toàn vắng bóng.

Bàn ghế trống không.

Bàn ghế trống không.

Nhân viên sẵn sàng chào mời khách.

Nhân viên sẵn sàng chào mời khách.

Chủ và nhân viên chỉ biết nhìn nhau.

Chủ và nhân viên chỉ biết nhìn nhau.

Nhiều nhà hàng lớn không một bóng khách.

Nhiều nhà hàng lớn không một bóng khách.

Chợ hoa Hồ Thị Kỷ, một chợ hoa nổi tiếng lâu đời tại quận 10 vẫn hoạt động nhưng chỉ cầm chừng bởi lượng mua giảm sút trầm trọng. Nếu trước đây, ngoài khách đến mua hoa còn có cả du khách đến chụp hình, thì thời điểm này cả khách mua và du lịch đều thưa thớt.

Chợ hoa nổi tiếng thưa bóng người.

Chợ hoa nổi tiếng thưa bóng người.

Các quán ăn gia đình, quán phở, bún nổi tiếng lượng khách chỉ mới chưa bằng một nửa so với trước dịch.

Một quán ăn tại quận Bình Thạnh.

Một quán ăn tại quận Bình Thạnh.

Thương hiệu ẩm thực thu hút khách nhưng thời điểm này chưa thể như trước.

Thương hiệu ẩm thực thu hút khách nhưng thời điểm này chưa thể như trước.

Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan khi ghi nhận tại hệ thống siêu thị Co.opmart TP.HCM, khách đến mua sắm đã bắt đầu tăng trở lại khoảng 60%.

Theo quản lý tại một số siêu thị như Co.opmart Nhiêu Lộc (quận 3), Co.opmart Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Co.opmrart Nguyễn Kiệm quận Phú Nhuận) doanh số trung bình đã tăng hơn 35% so với trước giãn cách xã hội.

Lượng khách đến siêu thị bắt đầu tăng.

Lượng khách đến siêu thị bắt đầu tăng.

Khách chủ yếu mua hàng hóa thiết yếu.

Khách chủ yếu mua hàng hóa thiết yếu.

Nhưng các mặt hàng, dịch vụ giải trí, ẩm thực bên trong siêu thị vẫn chưa đông khách.

Nhiều quầy hàng còn vắng khách.

Nhiều quầy hàng còn vắng khách.

Các dịch vụ giải trí, ẩm thực thưa thớt khách.

Các dịch vụ giải trí, ẩm thực thưa thớt khách.

Chi Mai, nhân viên tại Co.opmart Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) cho biết: “Từ lễ 30/4 đến nay lượng khách bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, khách đến siêu thị thời điểm này chủ yếu mua đồ thiết yếu và mua số lượng không nhiều, khách đến và đi cũng rất nhanh. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh khác bên trong siêu thị như khu vui chơi trẻ em, games, khu ẩm thực vẫn vắng khách”.

TS Nguyễn Văn Thắng, trường đại học Công nghệ TP.HCM cho rằng:

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Mạnh Hùng (TP.HCM) cho rằng: “Trong thời điểm này cần nhất là sự khuyến khích để tạo nên động lực cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như quay trở lại chi tiêu cho các nhu cầu thường nhật.

Mặt khác, đây là thời điểm không phải để "than nghèo, kể khổ" về thiệt hại của dịch bệnh mà là lúc các đơn vị sản xuất, kinh doanh tìm các phương án để thích nghi và phục hồi một cách mạnh mẽ hơn. Trong thời điểm hiện nay, sự liên danh- liên kết giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh là hết sức quan trọng. Bởi, điều này sẽ giảm được rất nhiều chi phí lý, nhân lực, máy móc, trang thiết bị…nhưng lại tạo ra hiệu quả rất cao".

- Thanh Tùng -

Hoàng Việt

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chum-anh-hoat-dong-kinh-doanh-am-dam-tai-tphcm-sau-gian-cach-xa-hoi-a475375.html