Chùm thơ Diệu Giác (Phần 1)

Học Đạo lòng ta… thỏa nguyện cầu/Xả buông vạn sự… chấp gì đâu/Quay về lạc trú… nơi Tâm Bụt/Tuệ giác, tình thương… hạnh phúc giầu.

LỜI TỰA

“Tập thơ” này, được hoàn thành vào dịp cả nước kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, gồm năm “Chùm thơ” với các tựa đề: “Học Đạo”, “Bụt Nơi Ta”, “Chân Như”, “Diệu Giác” và “Vô Vi”.

Tập thơ được mở đầu với bài “Thiền Duyệt” và chia tay với bài “Thời Gian”.

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Mỗi “Chùm thơ” đều gồm có 3 “Cặp thơ”, như mỗi ngón tay có 3 đốt (đầu, giữa và cuối), để dễ nhớ xin gọi là: “cặp Khai”, “cặp Giải” và “cặp Kết”. Mỗi Cặp chỉ có 2 hoặc 3 bài thơ ngắn. Cặp 2 bài gọi là “cặp Đôi” hoặc “cặp Đối”, cặp 3 bài gọi là “cặp Bình hòa” hoặc “cặp Chân vạc”.

Mỗi Bài thơ không thể tách khỏi các bài khác trong cùng một cặp thơ. Mỗi Cặp thơ không tách ra khỏi Chùm thơ.

Mỗi Chùm thơ lại liên kết với bốn Chùm thơ kia thành đủ… “năm ngón tay” nhịp nhàng trong một “Tập thơ” như một “bàn tay Phật pháp”. Bàn tay Phật pháp lại buông nắm thảnh thơi, tùy duyên mà… điều phục tâm ýcùng đãi người tiếpvật.

Phật pháp vốn không lời. Ngôn từ đặt ra chỉ là phương tiện mô tả hay chuyển tải nhận thức (một cách gần đúng hoặc chưa đúng) về đối tượng. Bởi “Khai quyền thì phương tiện có muôn pháp, hiển thật thì hội ngộ về một tâm”; “Diệu lý của Phật pháp chẳng dính dáng gì đến văn tự ngôn ngữ, bặt hết mọi hý luận, bản tế trong lặng tròn đầy, ba đời chư Phật cuối cùng đành ngậm miệng không lời, nhiều đời chư tổ rốt ráo cũng im hơi lặng tiếng. Nên Đức ThếTôn giơ cành hoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha-ca-diếp khế hội mỉm cười, thầy trò bốn mắt nhìn nhau, huệ nhãn chiếu sáng lẫn nhau, thầm lặng ấn tâm, phó pháp truyền y nối vị Tổ” (trích lời Thiền Sư Chân Nguyên).

Những bài thơnày thường sinh ra bất chợt, như cảm tác từ nội tâm thấm ít nhiều Pháp vị, nên tạm gọi là “thơ thiền”; lại dùng nhiều “pháp ngữ” của nhà Phật để biểu đạt, nên hẳn còn có nhiều chỗ cần chú giải, kính mong quý độc giả lượng thứ và góp ý.

Tác giả hoan hỷ xin được chuyển tập thơ nhỏ này đến các phật tử cùng các bạn yêu thơ gần xa.

1- HỌC ĐẠO

HỌC ĐẠO

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Học Đạo lòng ta… thỏa nguyện cầu,

Xả buông vạn sự… chấp gì đâu,

Quay vềlạc trú… nơi Tâm Bụt,

Tuệ giác, tình thương… hạnh phúc giầu.

ƠN THẦY

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Tỉnh ngộ bởi duyên… được gặp Thầy,

Truyền lời Phật dạy… đến nơi đây:

Tâm ta vốn cũng… đồng Tâm Phật.

Nguyện phát cùng khai…Ngọc quý này.

THIỀN NIỆM

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Sống sao… lòng thật thảnh thơi,

Xem đời như cuộc… dạo chơi sơn hà,

Năm châu… ấm một mái nhà,

Tình thương hiểu biết… là quà Phật ban.

Dù xuống biển… dẫu lên ngàn,

An nhiên tự tại… lạc quan tu Thiền,

Chính niệm tuệ giác… kết liền,

Từ bi hỷ xả… mãn viên giữa trần.

THIỀN HÀNH

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Bước chân, hơi thở… nụ cười,

Ba phép chính niệm… của người thảnh thơi.

Đặt bước là đã… tới nơi,

An trú hiện tại… đất trời nở hoa.

Thở sâu, êm nhẹ… bình hòa,

Thân tâm tạo hợp… một tòa kỳ quan.

Cười nụ thấu hiểu… dung khoan,

Não phiền tan biến… hân hoan ngập lòng,

HÀNH XẢ

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Hành xả công năng… thật nhiệm mầu,

Chịu đòn mạ lỵ… có sao đâu,

Ung dung chính pháp… sâu tâm khảm,

Tỏa ngát hương sen … ao bùn nâu.

NỤ CƯỜI

(Ảnh: Internet)

(Ảnh: Internet)

Hàm tiếu, nụ cười… thoảng trên môi,

Tâm thân hòa nhịp… nhất như rồi,

Mặt trời chính niệm… soi khắp nẻo,

Quán sát từ hòa… mọi sự trôi.

Tác giả: Chánh Tín

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chum-tho-dieu-giac-phan-1.html