Chứng khoán 24/8: HNX30-Index tăng mạnh nhất châu Á
Trong phiên chứng khoán 24/8, HNX-Index và HNX30-Index có tốc độ tăng mạnh nhất châu Á, cao hơn cả chỉ số Hang Seng của Hồng Kông.
Chứng khoán 24/8: VN-Index tăng mạnh thứ hai châu Á
Thị trường chứng khoán 24/8 chứng kiến sự giằng co đến ngay từ đầu phiên. Tuy nhiên, VN-Index chỉ có khoảng thời gian ngắn giao dịch trong sắc đỏ. Phần lớn còn lại, sắc xanh bao trùm bảng giao dịch điện tử.
Càng về cuối phiên chứng khoán 24/8, dòng tiền chảy vào càng nhiều khiến VN-Index tăng mạnh và ghi nhận tốc độ tăng mạnh thứ hai châu Á, chỉ sau chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông.
Đóng cửa phiên chứng khoán 24/8, VN-Index tăng 16,83 điểm, tương đương 1,44% lên 1.189,39 điểm. VN-Index vẫn chưa lấy lại được mốc 1.200 điểm. VN30-Index tăng 18,91 điểm, tương đương 1,6% lên 1.201,88 điểm.
Thanh khoản của phiên chứng khoán 14/8 được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với các phiên gần đây. Toàn sàn TP.HCM ghi nhận 852 triệu cổ phiếu, tương đương 18.492 tỷ đồng được giao dịch thành công. Nhóm VN30 có 207 triệu cổ phiếu, tương đương 7.036 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Phiên chứng khoán 24/8 ghi nhận toàn sàn TP.HCM có 400 tăng giá (14 mã tăng trần), 50 mã đứng giá và 107 mã giảm giá. Nhóm VN30 có 26 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 3 mã giảm giá.
Một số blue-chips “quay xe” kịp thời đã giúp VN-Index thoát khỏi một phiên chìm trong sắc đỏ. Đầu phiên, cổ phiếu VCB của Vietnambank giảm nhẹ xuống 86.000 đồng/CP. Nhưng tới cuối phiên chứng khoán 24/8, VCB tăng 700 đồng/CP, tương đương 0,8% lên 87.000 đồng/CP.
Một cổ phiếu họ ngân hàng khác cũng được chú ý trong phiên chứng khoán 24/8 chính là TCB của Techcombank. Mới đây, Techcombank công bố con gái Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh muốn mua hơn 82 triệu cổ phiếu Techcombank, giá trị khoảng 2.700 tỷ đồng. Thông tin này giúp TCB tăng mạnh từ hôm qua.
Đóng cửa phiên chứng khoán 24/8, TCB tiếp tục đi lên khi tăng 600 đồng/CP, tương đương 1,8% lên 33.800 đồng/CP.
Ngoài ra, cổ phiếu bất động sản cũng là một trong những điểm sáng nhất của phiên chứng khoán 24/8 sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố ngưng quy định “cấm cho vay” ở Thông tư 06.
Trên sàn Hà Nội, các chỉ số tăng rất mạnh. Đóng cửa phiên chứng khoán 24/8, HNX-Index tăng 5,16 điểm, tương đương 2,17% lên 243,23 điểm; HNX30-Index tăng 18,7 điểm, tương đương 3,88% lên 500,39 điểm.
Chứng khoán Á Âu tăng nóng
Thị trường chứng khoán 24/8 tại châu Á-Thái Bình Dương tăng đáng kể với “người dẫn đầu” là chứng khoán Hồng Kông.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức 3,5%, trong khi Indonesia dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách chuẩn ở mức 5,75%.
Chỉ số giá sản xuất của Hàn Quốc tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng thứ 13 liên tiếp tốc độ tăng trưởng PPI chậm lại.
Các nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá thu nhập của nhà sản xuất chip Nvidia được công bố vào đầu ngày thứ Năm. Công ty đã có báo cáo tài chính quý 2/2023 tốt hơn dự báo và hứa hẹn nhiều lạc quan cho giai đoạn hiện tại.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông dẫn đầu mức tăng trong khu vực và tăng 2,06%, trong khi thị trường Trung Quốc đại lục cũng tăng, với CSI 300 tăng 0,78%.
Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,87% và đóng cửa ở mức 32.287,21, trong khi Topix tăng 0,43% để kết thúc ở mức 2.286,59 vào thứ Năm. Cả hai chỉ số đều chứng kiến ngày tăng thứ tư liên tiếp.
Tại Úc, S&P/ASX 200 tăng 0,47% và kết thúc ở mức 7.182,1, đánh dấu chuỗi 3 ngày tăng điểm.
Kospi của Hàn Quốc phục hồi và đóng cửa cao hơn 1,28% ở mức 2.537,68 và Kosdaq tăng 2,14%, đóng cửa ở mức 901,74.
Vào thứ Tư, tại Mỹ, cả ba chỉ số chính đều tăng điểm, với chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 0,5%. S&P 500 tăng 1,1% và ghi nhận hiệu suất hàng ngày tốt nhất kể từ ngày 30 tháng 6, trong khi Nasdaq Composite thiên về công nghệ tăng 1,6%, trong ngày tăng thứ ba liên tiếp.
Chỉ số Stoxx 600 toàn Châu Âu cũng đã tăng 0,9% trong đầu phiên giao dịch, trong đó cổ phiếu công nghệ tăng 1,9% dẫn đầu mức tăng khi tất cả các lĩnh vực và thị trường giao dịch chính mở cửa trong vùng tích cực.
Chỉ số blue chip châu Âu đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ Tư tăng 0,4% ngay cả khi số liệu chỉ số của các nhà quản lý mua hàng khu vực đồng euro thấp hơn nhiều so với kỳ vọng và hoạt động dịch vụ trượt dốc.