Chung tay để không ai bị bỏ lại phía sau

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về các biện pháp và gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Gói hỗ trợ với hơn 62 nghìn tỷ đồng cho khoảng 20 triệu trường hợp thuộc 7 nhóm đối tượng thụ hưởng. Sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ đã tạo niềm tin, phấn khởi và nguồn lực để các tầng lớp nhân dân vượt qua chặng đường khó.

Lao động làm việc tại Công ty May Toàn Cầu, xã Ân Hòa (Kim Sơn). Ảnh tư liệu: Minh Quang

Bao nhiêu ngày cảnước “căng” mình chống dịch Covid-19 là bấy nhiều ngày bà Phạm Thị Đáp, ở xóm10, xã Khánh Hồng (huyện Yên Khánh) như ngồi trên đống lửa. Cuộc sống của giađình nghèo lại càng thêm khốn khó, vì nguồn thu nhập duy nhất từ nghề đan bèobồng của bà Đáp cũng không còn. “Chồng và các con tôi đều bị bệnh, đau yêúquanh năm. Thành thử, gánh nặng mưu sinh cho cả gia đình chỉ biết trông chờ vàonghề đan lát của tôi. Mỗi ngày thu nhập vài chục nghìn đồng, cùng với số tiềntrợ cấp hàng tháng của chồng tôi, tằn tiện lắm mới đảm bảo được mức sống tôíthiểu. Nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra, các đầu mối thu mua sản phẩm cũng tạmdừng hoạt động, tôi không còn việc để làm nữa. Cuộc sống của cả gia đình hếtsức khó khăn khi chỉ biết trông chờ vào khoản tiền từ chính sách bảo trợ hàngtháng. Khoản tiền đó tôi phải tính toán thật chi ly để gia đình không lâm vào cảnhđói...”- bà Đáp cho biết.

Cũng như bà Đáp,bữa cơm của gia đình anh Phạm Văn Quỳnh, chị Trần Thị Gái và hai đứa con nhỏ ởxóm 1, xã Văn Hải (huyện Kim Sơn) giờ chỉ cóbìa đậu rim mắm, một đĩa rau hái ở vườn nhà… Chị Gái cho biết, từ khi có dịch bệnh, tôiphải nghỉ ở nhà nên cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn. Chúng tôi chỉ biết bòn mótnhững thứ trong vườn nhà để chế biến món ăn, khoản tiền ít ỏi tích cóp được từbán con lợn, con gà và đi làm thuê đều đã chi tiêu gần hết. Nếu dịch bệnh vẫndiễn biến phức tạp, tôi không thể đi làm thuê được thì cũng khó mà duy trì đượccuộc sống như hiện tại. Vợ chồng trẻ, chịu thương, chịu khó, vợ chồng anhQuỳnh, chị Gái từng có một cuộc sống khá ổn định. Tuy nhiên, khi anh Quỳnh bịtai nạn giao thông trở thành người khuyết tật thì việc mưu sinh đều dồn cả lênvai chị Gái, gia đình chị cũng trở thành hộ nghèo. Cuộc sống vốn khó khăn naylại càng khó khăn hơn khi chị Gái không có thu nhập nữa vì dịch bệnh.

Trước những khókhăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhNghị quyết về các biện pháp và gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởngcủa dịch Covid-19. Gói hỗ trợ với hơn 62 nghìn tỷ đồng cho khoảng 20 triêụngười thuộc 7 nhóm đối tượng thụ hưởng bao gồm: Người có công với cách mạng đanghưởng chính sách ưu đãi hàng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cậnnghèo; người lao động theo chế độ hợp đồng phải tạm hoãn hợp đồng lao động,nghỉ không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiệnhưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động tự do, không có giao kết hợp đồng;người sử dụng lao động khó khăn về tài chính được vay 50% tiền lương tối thiêủvùng để trả lương cho người lao động; hộ kinh doanh cá thể thu nhập dưới 100triệu đồng bị ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Đồng thời, Nghị quyết cũng quy định một số chính sách khác hỗ trợ người laođộng có quan hệ lao động bị ảnh hưởng sâu do dịch Covid-19. Nghị quyết cũnggiao nhiệm vụ cho từng ngành, từng cấp nhằm triển khai đảm bảo nguyên tắc, yêucầu đặt ra.

Theo đồng chí LêThị Lựu, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, để gói hỗ trợ nhanhchóng được triển khai đến đúng đối tượng, trước đó, UBND tỉnh cũng đã giao choSở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan và 8huyện, thành phố tích cực rà soát, lập danh sách các đối tượng thụ hưởng. Về cơbản, các đối tượng thụ hưởng của gói hỗ trợ khá bao quát và đã được xác định.Cụ thể, đối với nhóm đối tượng là người có công, người hưởng chính sách bảo trợxã hội, nhóm hộ nghèo, cận nghèo đã được rà soát từ cuối năm 2019. Hoặc ngaykhi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để chủ động nắm vững tình hình,đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhândân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủtrì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Du lịch, Ban Quản lý các Khucông nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và cácđơn vị liên quan triển khai rà soát, lập danh sách cụ thể các đối tượng bị ảnhhưởng lớn do dịch bệnh Covid-19. Do đó, cơ bản các ngành chức năng đã nắm đượccác doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, một bộ phận ngươìlao động phải ngừng việc, dừng hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc thấtnghiệp… Còn đối tượng là người lao động và các hộ kinh doanh cá thể sẽ được ràsoát thận trọng, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch trong thời giansớm nhất.

Cùng với gói hỗtrợ của Chính phủ, thời gian qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận đượcnhiều sự sẻ chia, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đãlàm “cầu nối” sẻ chia giữa những tấm lòng nhân ái đến với những người có hoàncảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với truyền thống tươngthân tương ái của dân tộc, việc ủng hộ được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưtiền mặt, thực phẩm, thuốc men… đã tiếp thêm động lực để những người có hoàncảnh khó khăn đi qua được chặng đường gian khó. Sự đồng hành của cộng đồng đôívới Chính phủ, chính quyền địa phương trong thời gian qua đã cho thấy niềm tinvà tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng chung tay để không ai bị bỏ lại phía sau.Với sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng, tin rằng, dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm bịđẩy lùi.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chung-tay-de-khong-ai-bi-bo-lai-phia-sau-20200414081447961p3c24.htm