Chứng tích duy nhất của ngôi chùa nơi vua Minh Mạng ra đời

Hàng ngày, nhiều người ghé thăm và ngắm nhìn tượng Phật chùa Khải Tường, nhưng không phải ai cũng biết về số phận lịch sử đặc biệt của bức tượng tuổi đời hai thế kỷ này...

Được đặt tại phòng trưng bày tượng Phật các quốc gia châu Á, tượng Phật chùa Khải Tường là một hiện vật đặc biệt của lịch sử Phật giáo Nam Bộ cũng như lịch sử vương triều Nguyễn.

Được đặt tại phòng trưng bày tượng Phật các quốc gia châu Á, tượng Phật chùa Khải Tường là một hiện vật đặc biệt của lịch sử Phật giáo Nam Bộ cũng như lịch sử vương triều Nguyễn.

Ngược dòng thời gian, theo các sử liệu, chùa Khải Tường được Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc phái Lâm Tế lập năm 1744. Ban đầu nơi đây chỉ là một am lá, đến năm 1752 mới được tu bổ thành chùa.

Ngược dòng thời gian, theo các sử liệu, chùa Khải Tường được Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc phái Lâm Tế lập năm 1744. Ban đầu nơi đây chỉ là một am lá, đến năm 1752 mới được tu bổ thành chùa.

Tại ngôi chùa này, vào ngày 25/5/1791, khi đang cùng chúa Nguyễn Phúc Ánh trốn quân Tây Sơn, Nhị phi Trần Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) đã sinh Nguyễn Phúc Đảm, người về sau trở thành vua Minh Mạng.

Tại ngôi chùa này, vào ngày 25/5/1791, khi đang cùng chúa Nguyễn Phúc Ánh trốn quân Tây Sơn, Nhị phi Trần Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) đã sinh Nguyễn Phúc Đảm, người về sau trở thành vua Minh Mạng.

Sau khi lên ngôi, để cảm tạ ngôi chùa đã che chở gia đình mình, vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) đã dâng cúng một tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen do các nghệ nhân Huế thực hiện. Tượng làm bằng gỗ mít, cao 2,5 mét, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Sau khi lên ngôi, để cảm tạ ngôi chùa đã che chở gia đình mình, vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) đã dâng cúng một tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen do các nghệ nhân Huế thực hiện. Tượng làm bằng gỗ mít, cao 2,5 mét, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Năm 1832, vua Minh Mạng cho Bộ Công tái thiết chùa Khải Tường lại để kỷ niệm nơi mình sinh ra. Kể từ đó, chùa Khải Tường trở thành ngôi quốc tự lớn nhất ở miền Nam. Pho tượng vua Gia Long dâng cúng ngày trước được bài trí tôn nghiêm giữa chính điện.

Năm 1832, vua Minh Mạng cho Bộ Công tái thiết chùa Khải Tường lại để kỷ niệm nơi mình sinh ra. Kể từ đó, chùa Khải Tường trở thành ngôi quốc tự lớn nhất ở miền Nam. Pho tượng vua Gia Long dâng cúng ngày trước được bài trí tôn nghiêm giữa chính điện.

Kể từ khi giặc Pháp chiếm thành Gia Định (1859), chùa không còn ai trông, dần dần đổ nát, hoang phế. Đến năm 1880, thực dân Pháp cho triệt hạ chùa Khải Tường để xây công trình mới, đem pho tượng Phật về cất giữ ở kho Phủ Toàn quyền.

Kể từ khi giặc Pháp chiếm thành Gia Định (1859), chùa không còn ai trông, dần dần đổ nát, hoang phế. Đến năm 1880, thực dân Pháp cho triệt hạ chùa Khải Tường để xây công trình mới, đem pho tượng Phật về cất giữ ở kho Phủ Toàn quyền.

Sau đó nửa thế kỷ, vào ngày 01/01/1929, chính quyền thuộc địa cho thành lập Viện Bảo tàng Blanchard de la Boss (tên của viên Thống đốc Nam Kỳ đương thời) để trưng bày cổ vật bản xứ.

Sau đó nửa thế kỷ, vào ngày 01/01/1929, chính quyền thuộc địa cho thành lập Viện Bảo tàng Blanchard de la Boss (tên của viên Thống đốc Nam Kỳ đương thời) để trưng bày cổ vật bản xứ.

Theo lời đề nghị của một số nhân sĩ Việt – Pháp, pho tượng Phật chùa Khải Tường được chuyển đến đặt tại trung tâm Viện Bảo tàng để quần chúng tham quan.

Theo lời đề nghị của một số nhân sĩ Việt – Pháp, pho tượng Phật chùa Khải Tường được chuyển đến đặt tại trung tâm Viện Bảo tàng để quần chúng tham quan.

Trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra giai đoạn sau đó, Bảo tàng cùng bức tượng Phật cổ đã may mắn không bị hư hại bởi bom đạn.

Trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt diễn ra giai đoạn sau đó, Bảo tàng cùng bức tượng Phật cổ đã may mắn không bị hư hại bởi bom đạn.

Sau một thế kỷ tồn tại, Bảo tàng Blanchard de la Boss đã trở thành Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Còn vị trí chùa Khải Tường xưa giờ đây là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Di vật duy nhất còn lại của ngôi chùa là bức tượng Phật đã đề cập ở trên.

Sau một thế kỷ tồn tại, Bảo tàng Blanchard de la Boss đã trở thành Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Còn vị trí chùa Khải Tường xưa giờ đây là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Di vật duy nhất còn lại của ngôi chùa là bức tượng Phật đã đề cập ở trên.

Hàng ngày, nhiều người ghé thăm và ngắm nhìn pho tượng Phật có tuổi đời hai thế kỷ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử, nhưng không phải ai cũng biết số phận lịch sử đặc biệt của hiện vật này...

Hàng ngày, nhiều người ghé thăm và ngắm nhìn pho tượng Phật có tuổi đời hai thế kỷ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử, nhưng không phải ai cũng biết số phận lịch sử đặc biệt của hiện vật này...

Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chung-tich-duy-nhat-cua-ngoi-chua-noi-vua-minh-mang-ra-doi-1441696.html