Chương trình nghị sự của G7 tập trung vào những vấn đề nóng của thế giới
Tại Hisroshima, Nhật Bản, ngày làm việc đầu tiên (9/5) của Hội nghị G7 tập trung thảo luận về về tình hình kinh tế thế giới, bao gồm vấn đề thương mại và công nghệ số, xung đột Nga-Ukraine, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trí tuệ nhân tạo AI bao gồm ChatGPT đang phát triển trên toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển chung. Tuy vậy, làm thế nào để có thể vận dụng một cách hiệu quả công nghệ này, đặc biệt để có thể bảo vệ được bản quyền, đưa ra biện pháp đối phó với thông tin giả đòi hòi các nước G7 nâng cao vai trò chủ đạo trong việc xây dựng qui tắc quốc tế. Đây cũng là đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Thủ tướng Kishida nhấn mạnh rằng hiện thế giới đang đối mặt với nhiều nguy cơ phức tạp như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột Nga-Ukraine, dó đó các nước G7 phải đóng vai trò chủ đạo trong các vấn đề đó. Những chủ đề lớn thảo luận tại Hội nghị không phải để phân tích hay đối lập mà đòi hòi phải đưa ra những đóng góp cụ thể và tích cực nhằm tăng cường vai trò của G7.
Liên quan đến tình hình Nga-Ukraine, việc ông Zelensky trực tiếp tới Hội nghị là một thông tin mới.
Các nước thống nhất quan điểm tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Nga, duy trì viện trợ đối với Ukraine, thực hiện biện pháp yêu cầu Nga ngừng nhận vũ khí từ các nước thứ 3.
Trước đó, các nhà lãnh đạo G7 đã cùng nhau tới thăm Bảo tàng tư liệu tưởng niệm hòa bình Hiroshima, sau đó dâng hoa tại Đài tưởng niệm các nạn nhân thảm họa hạt nhân tại Công viên Hòa bình Hiroshima.
Trước khi diễn ra phiên khai mạc, Thủ tướng Kishida Fumio đã lần lượt hội đàm với Thủ tướng Canada, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp. Tại các cuộc hội đàm, các bên đã trao đổi ý kiến về tăng cường quan hệ song phương nhằm duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, xung đột Nga-Ukraine trong đó tính đến việc tăng cường biện pháp trừng phạt Nga, vấn đề phát triển hạt nhân của Triều Tiên…đồng thời hy vọng những vấn đề trên cũng là ý chí của các nước thành niên G7 muốn truyền đạt tới nhân dân toàn thế giới.
Trong khi đó vào chiều nay, các khách mời tham gia Hội nghị G7 mở rộng đã lần lượt tới Nhật Bản trong đó có lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Hàn Quốc.
Trong chương trình nghị ngày mai 20/5, các chủ đề liên quan đến an ninh kinh tế, tăng cường liên kết giữa các đối tác, lương thực toàn cầu, biến đổi khí hậu, môi trường…sẽ được tập trung thảo luận./.