Chuyện cầu Trường Tiền với 3 lần bị sập và đổi nhầm tên Tràng Tiền

Trường Tiền là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây. Tuy nhiên, đây cũng là cây cầu bị gãy nhịp nhiều nhất Việt Nam.

Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt Trường Tiền và nhấn mạnh: "Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”.

Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt Trường Tiền và nhấn mạnh: "Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”.

Lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ.

Lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ.

Các nhà thi công đứng trước thử thách, làm sao có cây cầu bắc qua sông, tạo thuận lợi cho người dân qua lại nhưng cần hết sức tránh xây một công trình quá thô ráp sẽ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên.

Các nhà thi công đứng trước thử thách, làm sao có cây cầu bắc qua sông, tạo thuận lợi cho người dân qua lại nhưng cần hết sức tránh xây một công trình quá thô ráp sẽ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên.

Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài.

Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài.

Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.

Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.

Khi cầu Trường Tiền khởi công, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu hình chiếc lược ngà (bán nguyệt).

Khi cầu Trường Tiền khởi công, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu hình chiếc lược ngà (bán nguyệt).

Cầu Trường Tiền được xây dựng theo kỹ thuật của phương Tây với kết cấu thép. Toàn bộ vật liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Cây cầu có chiều dài 402.60m, chiều cao là 5.45m, chiều rộng 6m gồm 6 nhịp đầm thép, mỗi nhịp có khẩu độ là 67m.

Cầu Trường Tiền được xây dựng theo kỹ thuật của phương Tây với kết cấu thép. Toàn bộ vật liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Cây cầu có chiều dài 402.60m, chiều cao là 5.45m, chiều rộng 6m gồm 6 nhịp đầm thép, mỗi nhịp có khẩu độ là 67m.

Cầu được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gô-tích do Gustave Eiffel – vị kiến trúc sư tạo nên tháp Eiffel, tượng nữ thần tự do thiết kế.

Cầu được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gô-tích do Gustave Eiffel – vị kiến trúc sư tạo nên tháp Eiffel, tượng nữ thần tự do thiết kế.

Lúc đầu mới xây, cầu Trường Tiền Huế không có lối đi dành cho người đi bộ. Mặt cầu lúc đó cũng chỉ được lát bằng ván lim.

Lúc đầu mới xây, cầu Trường Tiền Huế không có lối đi dành cho người đi bộ. Mặt cầu lúc đó cũng chỉ được lát bằng ván lim.

Sau 5 năm sử dụng, cầu đã bị xô đổ bởi một cơn bão vào năm 1904 và bị rơi 4 nhịp cầu xuống dòng sông Hương. Năm 1906, cầu được trùng tu hoàn thiện. Lúc này, mặt nền cây cầu đã được đổ bê tông chắc chắn thay nền gỗ được làm trước đó.

Sau 5 năm sử dụng, cầu đã bị xô đổ bởi một cơn bão vào năm 1904 và bị rơi 4 nhịp cầu xuống dòng sông Hương. Năm 1906, cầu được trùng tu hoàn thiện. Lúc này, mặt nền cây cầu đã được đổ bê tông chắc chắn thay nền gỗ được làm trước đó.

Năm 1946, cầu lại bị sập một lần nữa do bom mìn của chiến tranh. Sau đó hoàn thành sữa chữa cho đến năm 1953. Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cầu bị sập lần thứ 3.

Năm 1946, cầu lại bị sập một lần nữa do bom mìn của chiến tranh. Sau đó hoàn thành sữa chữa cho đến năm 1953. Trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cầu bị sập lần thứ 3.

Mãi sau khi hòa bình, cầu mới được trùng tu trong vòng 5 năm (1991-1995). Trong đợt sửa chữa này, cầu có những sự thay đổi quan trọng. Trước đây cầu được phủ màu ghi xám nhưng lần đó đã được đổi sang sơn màu nhũ bạc.

Mãi sau khi hòa bình, cầu mới được trùng tu trong vòng 5 năm (1991-1995). Trong đợt sửa chữa này, cầu có những sự thay đổi quan trọng. Trước đây cầu được phủ màu ghi xám nhưng lần đó đã được đổi sang sơn màu nhũ bạc.

Không chỉ 3 lần bị sập, cầu Trường Tiền còn bị gọi nhầm là Tràng Tiền. Năm 1995, đơn vị trùng tu cây cầu đã tự ý đặt cái bảng tên cầu Tràng Tiền ngay đầu cầu. Và hai cái tên Trường Tiền, Tràng Tiền cứ suốt một thời gian dài gây tranh cãi.

Không chỉ 3 lần bị sập, cầu Trường Tiền còn bị gọi nhầm là Tràng Tiền. Năm 1995, đơn vị trùng tu cây cầu đã tự ý đặt cái bảng tên cầu Tràng Tiền ngay đầu cầu. Và hai cái tên Trường Tiền, Tràng Tiền cứ suốt một thời gian dài gây tranh cãi.

Chính quyền sau đó đã đặt lại bảng tên là Trường Tiền, trả lại với ý nghĩa: Chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899.

Chính quyền sau đó đã đặt lại bảng tên là Trường Tiền, trả lại với ý nghĩa: Chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899.

Ngày nay Cầu Trường Tiền là một biểu tượng của Huế.

Ngày nay Cầu Trường Tiền là một biểu tượng của Huế.

Mời bạn đọc xem video: Cảnh báo thủ đoạn lấy trộm ô tô tại các khu chung cư | VTV24

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-cau-truong-tien-voi-3-lan-bi-sap-va-doi-nham-ten-trang-tien-1559078.html