Chuyện Công Phượng, đừng đùa với HLV trưởng

Chuyện Công Phượng không được gọi vào đội tuyển có gì mà ầm ĩ. Công thần như Raul Gonzalez của Real Madrid và Quả bóng vàng thế giới Benzama còn bị HLV trưởng gạch tên.

Chuyện Công Phượng một mùa bóng dự bị ở đội hạng nhì Nhật Bản, rồi trở về Việt Nam khoác áo đội hạng nhất TT. Bình Dương và ghi vài bàn thắng, có vài đường kiến tạo.

Đã đâu đó đặt câu hỏi vì sao chuyện Công Phượng không được gọi vào đội tuyển chuẩn bị AFF Cup 2024?

Vì đó là quyền của HLV trưởng, chẳng ai can thiệp được, đó là nguyên tắc. Nếu để ý rất dễ nhận ra cách gọi cầu thủ và loại cầu thủ của HLV Kim Sang- sik.

 Tiền đạo Công Phượng trong lần chạm trán với tuyển Úc tại vòng loại World Cup 2022. Ảnh:CTP

Tiền đạo Công Phượng trong lần chạm trán với tuyển Úc tại vòng loại World Cup 2022. Ảnh:CTP

Danh sách sơ bộ của đội tuyển Việt Nam (50 cầu thủ) có tên Công Phượng, nhưng danh sách rút gọn đi tập huấn tại Hàn Quốc lại không có. Danh sách sơ bộ là danh sách để đăng ký sơ bộ với ban tổ chức AFF Cup. Nếu không có tên trong danh sách này, thì sau này HLV trưởng không được quyền bổ sung cầu thủ khác ngoài 50 cái tên này, đó là nguyên tắc của một giải đấu cấp đội tuyển quốc gia.

Vấn đề quan trọng thứ hai, HLV Kim Sang- sik chủ động tạo ra một cú sốc và khơi dậy “lòng tự ái” của Công Phượng để tiền đạo này cần nỗ lực hơn nữa, tìm lại chính mình và nâng cấp chính mình thì cánh cửa vào đội tuyển đá AFF Cup 2024 vẫn mở ra.

Thật khó tưởng tượng được chiêu trò của HLV trưởng lắm. Bóng đá là mưu mẹo, đòn kích... đủ kiểu.

Vấn đề cuối cùng là chính cái quyền của HLV trưởng “tôi chọn con người phù hợp lối chơi của tôi, nếu đội thất bại thì tôi chịu trách nhiệm”.

Chuyện Công Phượng đang đá giải hạng nhất ghi vài bàn, sau một năm dự bị ở Nhật Bản, không gọi là chuyện bình thường. Mặt khác thời điểm này, bóng đá Việt Nam đang có nhiều tiền đạo xuất sắc hơn Công Phượng.

Fan bóng đá chẳng ai không nhớ HLV Luis Aragones dẫn dắt tuyển Tây Ban Nha vô địch Euro 2008. Khi đó ông loại công thần, tay săn bàn hàng đầu của Real Madrid và La Liga và Raul Gonzalez là biểu tượng Real Madrid. Raul Gonzalez tay săn bàn huyền thoại của Real Madrid thì chẳng phải cần nói nhiều làm gì về vai vế của họ ở bóng đá Tây Ban Nha.

Lúc bấy giờ dư luận, báo chí cả đất nước Tây Ban Nha còn quy kết cho HLV Luis Aragones là “ông già cực đoan”, thậm chí tìm ra những tổ chức, hội đoàn nào đó quy chụp HLV Luis Aragones là các đảng phái chính trị phá đội tuyển Tây Ban Nha.

Nhưng cuối cùng chính vị HLV gần 70 tuổi khi đó xây dựng một nền tảng cho thời kỳ thống trị bóng đá thế giới của Tây Ban Nha.

Chưa hết, đội tuyển Pháp thời HLV Didier Deschamps cũng thế. Trước thềm World Cup 2018, HLV tuyển Pháp đã quyết liệt nhiều lần không gọi Benzema lên đội tuyển Pháp đã báo chí Pháp và cả huyền thoại “King Erick” (Erick Cantona) chỉ trích xúc phạm và thậm chí “quy kết” HLV Deschamps phân biệt chủng tộc (Benzema có gốc gác Algeria và theo đạo Hồi).

Và Benzema thời điểm đó là những ngôi sao tấn công hàng đầu ở Real Madrid cùng với Ronaldo.

Áp lực cực lớn, nhưng HLV Deschamps không quan tâm, còn tuyển Pháp không có Benzema lại vô địch World Cup 2018 rất ấn tượng. Bốn năm sau, HLV Deschamps cũng không gọi Benzema vào tuyển Pháp dù anh mới đoạt Quả bóng vàng 2022 trong màu áp Real Madrid xuất sắc. Tuyển Pháp đá World Cup 2022 lại vào chung kết.

Tay săn bàn Dzyuba của bóng đá Nga cũng vậy, sau World Cup 2018 là anh không được gọi lên đội tuyển Nga, vì lối chơi toàn đội cứ phải “vì Dzyuba” khi bị “chăm sóc” kỹ là đội tuyển mất có khả năng ghi bàn. Sau đó Dzyuba hoàn toàn vắng bóng đội tuyển Nga từ vòng loại Euro 2020 đến vòng loại World Cup 2022 qua thời các HLV Cherchesov đến Valery Karpin.

Điều đáng nói là trong gần 6 năm vắng bóng ở tuyển Nga thì Dzyuba vẫn luôn là tay săn bàn hàng đầu ở giải vô địch Nga.

Vừa qua tuyển Nga tập trung đá giao hữu với Brunei và Syria, Dzyuba gửi thông điệp muốn quay lại đội tuyển nhưng HLV Valery Karpin vẫn không gọi đấy thôi.

THANH HÀ

Nguồn PLO: https://plo.vn/chuyen-cong-phuong-dung-dua-voi-hlv-truong-post820595.html