Chuyển đổi số báo chí - truyền thông: Cần định hướng để 'đi trước đón đầu'

Với tư cách là một ngành năng động, bám sát sự phát triển của thời cuộc, báo chí - truyền thông đang chuyển đổi mình, tích hợp công nghệ số, thay đổi toàn diện từ nội dung đến cách thức thực hiện nhằm góp phần thay đổi thói quen và đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Độc giả trải nghiệm công nghệ đọc báo thông minh. Ảnh: TL

Độc giả trải nghiệm công nghệ đọc báo thông minh. Ảnh: TL

Ứng dụng công nghệ trong công tác báo chí - truyền thông

Về phía sản xuất, những người làm báo chí - truyền thông ngày càng tích hợp nhiều kỹ năng mới để có thể tương tác tích cực với công chúng trong quá trình đồng sáng tạo, đồng sản xuất. Về mặt tiếp nhận, công chúng trong thời kỳ truyền thông kỹ thuật số tiêu thụ nội dung trực tuyến bằng nhiều thiết bị khác nhau, đòi hỏi nhà sản xuất phải cân nhắc tới các định dạng, kỹ thuật tương ứng.

Từ thực tiễn sinh động trên thế giới, cơ quan báo chí - truyền thông nào hiểu đúng bản chất thời cuộc, sớm có những định hướng bài bản và giữ được bản sắc của mình trong quá trình chuyển đổi số thì sẽ có cơ hội “đi trước đón đầu”, tăng sự phủ sóng trong thị trường và chiếm được lượng công chúng của mình trong tương lai.

Chuyển đổi số còn thể hiện ở các hoạt động mang tính cốt lõi của tòa soạn, đó là sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, cũng như tư duy, ý chí và cam kết thay đổi của lãnh đạo các cơ quan báo chí. Nhiều cơ quan báo chí trên thế giới và ở Việt Nam đã có các hành động cụ thể như: xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ và cơ quan báo chí đa phương tiện, lấy hoạt động xuất bản số làm trung tâm; tăng cường sự tham gia và tương tác của công chúng...

Ở Việt Nam, một số cơ quan báo chí cũng chuyển đổi số với việc ứng dụng các công nghệ như sử dụng Chatbot nhằm tương tác với độc giả, bên cạnh những sản phẩm đột phá như RapNewsPlus, Timeline, NewsGame, Podcast…

Điều kiện chuyển đổi số trong đào tạo báo chí - truyền thông

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí thực hiện chuyển đổi số.

Đây là điều kiện thiết yếu và nền tảng quan trọng để phát triển môi trường giáo dục, đào tạo báo chí - truyền thông, có những chính sách quan trọng để phát triển, cải tiến môi trường, hạ tầng và các trang thiết bị. Với một lĩnh vực đòi hỏi sự thích ứng và chuyển động cao, các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông được kỳ vọng là nhanh chóng tiếp cận với xu hướng số hóa, chuyển đổi số của cả nền giáo dục nói chung.

Trước hết là những thay đổi về các yếu tố đầu vào. Việc chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo báo chí - truyền thông chỉ có thể thực hiện được khi toàn bộ đầu vào cho quá trình giáo dục phải được số hóa, trong đó quan trọng nhất là học liệu (tài liệu, giáo trình, bài giảng…) và dữ liệu về người học để thực hiện quy trình quản lý và đánh giá quá trình, kết quả học tập. Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là số hóa các nguồn tài liệu mà còn bao gồm việc chuyển đổi phần cứng như trang thiết bị, cơ sở vật chất và việc quản trị các nguồn lực dành cho giáo dục, đào tạo cũng thay đổi.

Thứ hai, chuyển đổi số làm cho quá trình giáo dục đào tạo báo chí - truyền thông có những thay đổi căn bản, từ cách thức thực hiện, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học trên không gian số, đến khai thác công nghệ thông tin để tổ chức và triển khai phương pháp giảng dạy, linh hoạt trong vận dụng và sử dụng các tính năng của thiết bị sao cho việc giảng dạy đạt kết quả kỳ vọng.

Các giảng viên và sinh viên sử dụng linh hoạt các nền tảng học tập điện tử tương tác và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram để việc dạy và học được tốt hơn…

Tiếp đó, về kết quả đầu ra, chuyển đổi số đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện trong quá trình giáo dục, kể cả đánh giá kết quả đào tạo. Không chỉ kết quả đánh giá được số hóa, mà quá trình đánh giá và lưu trữ kết quả cũng phải được triển khai, thực hiện bằng ứng dụng công nghệ trên máy tính.

Cuối cùng là cần có hệ thống chính sách cấp vĩ mô và cấp cơ sở giáo dục phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; công nhận tính hợp pháp của đào tạo trực tuyến với hệ thống các công cụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng.

Thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực

Có rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc tạo ra những thay đổi đáng kể và bền vững trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực báo chí - truyền thông.

Thách thức đầu tiên đến từ mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. Không phải cơ quan đào tạo báo chí - truyền thông nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.

Thách thức thứ hai là các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông có theo kịp các xu hướng, định dạng truyền thông mới. Truyền thông ngày càng gắn với dữ liệu và phân tích dữ liệu hơn. Hành vi của người học, nhất là thế hệ Zen Z và sau Zen Z ngày càng khó nắm bắt, ví dụ, để tương tác tốt với sinh viên, nhà trường có phải xuất hiện trên Tiktok, Instagram... không?

“Không phải bàn cãi rằng công nghệ sẽ ngày càng tiến hóa hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hành vi của người học đang thay đổi rất nhanh và trong nhiều trường hợp các cơ sở đào tạo vẫn chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này”.

Thách thức thứ ba là về nguồn nhân lực (cả người dạy và người học). Chuyển đổi số hiệu quả trong công tác đào tạo đòi hỏi sự thay đổi tư duy của các cấp quản lý, đội ngũ giảng viên để thích ứng với bối cảnh mới, hành vi và nhu cầu mới của người học.

Trong xu hướng hội tụ của các tòa soạn trên khắp thế giới, nhà báo phải tiếp cận với các kỹ năng báo chí - truyền thông mới để đưa tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng, sẵn sàng sử dụng thiết bị di động để tạo ra các nội dung phù hợp với điện thoại thông minh, máy tính bảng; tập trung vào kỹ năng viết, kỹ năng làm video, thực hiện báo chí dữ liệu, tương tác với công chúng…

Trong số những kỹ năng này, kỹ năng sử dụng, “biến” những dữ liệu phức tạp thành những câu chuyện hấp dẫn, dễ hiểu bằng hình ảnh là một kỹ năng quan trọng mà nhiều hãng truyền thông săn đón.

Bốn là, triển khai các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - learning management system) tiên tiến để toàn bộ đội ngũ giảng viên, cán bộ làm quen với các công nghệ, công cụ số hỗ trợ giảng dạy trực tuyến hiệu quả; thực hiện số hóa triệt để dữ liệu người dạy và học, kể cả kiểm tra, đánh giá và phản ánh quá trình quản lý sinh viên trực tiếp trên môi trường mạng…

Năm là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, nâng cấp những thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy - học, tạo cơ hội học tập bình đẳng.

Sáu là, thúc đẩy phát triển học liệu số cho việc dạy - học, đáp ứng nhu cầu tự học; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, liên kết với quốc tế, khuyến khích học tập suốt đời.

Bảy là, triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà tuyển dụng, nhà trường, giảng viên, sinh viên; tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các doanh nghiệp, tạo ra các trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với các công nghệ mới trong báo chí, truyền thông.

Như vậy, để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới trong bối cảnh số, các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông sẽ phải chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện.

Tiếp cận với các kỹ năng mới

Trong xu hướng hội tụ của các tòa soạn trên khắp thế giới, nhà báo phải tiếp cận với các kỹ năng báo chí - truyền thông mới để đưa tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng, sẵn sàng sử dụng thiết bị di động để tạo ra các nội dung phù hợp với điện thoại thông minh, máy tính bảng; tập trung vào kỹ năng viết, kỹ năng làm video, thực hiện báo chí dữ liệu, tương tác với công chúng…

Trong số đó, kỹ năng sử dụng, “biến” những dữ liệu phức tạp thành những câu chuyện hấp dẫn, dễ hiểu bằng hình ảnh là một kỹ năng quan trọng mà nhiều hãng truyền thông săn đón.

PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chuyen-doi-so-bao-chi-truyen-thong-can-dinh-huong-de-di-truoc-don-dau-130278-130278.html