Chuyển đổi số nông nghiệp Việt: Cần đóng góp của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước

Những chương trình hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp công nghệ và cơ quan ban ngành đã và đang đạt được nhiều kết quả rất tích cực, đóng góp mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của quốc gia.

Được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Chính phủ và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực phối hợp với cơ quan, tổ chức khối nhà nước nhằm cung cấp các phần mềm và giải pháp về công nghệ, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng tổ chức những khóa đào tạo, tập huấn cho các nhà sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cũng như rèn luyện các kỹ năng sử dụng nền tảng công nghệ và thương mại điện tử trong kinh doanh.

Một trong những hoạt động đào tạo gặt hái được thành công trong năm 2022 là “Chương trình đồng hành cùng hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên nền tảng số” được Grab Việt Nam phối hợp triển khai cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư (thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) (ITPC-VCA). Chương trình này cũng thuộc khuôn khổ Biên bản ghi nhớ giữa Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED - thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Agrotrade - thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Grab Việt Nam đã được ký kết vào tháng 6/2021.

Đại diện Agrotrade, ITPC-VCA, và Grab Việt Nam cùng các HTX và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long trong một chương trình hội thảo được tổ chức tại Cần Thơ. Nguồn ảnh: Quỳnh Như

Đại diện Agrotrade, ITPC-VCA, và Grab Việt Nam cùng các HTX và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long trong một chương trình hội thảo được tổ chức tại Cần Thơ. Nguồn ảnh: Quỳnh Như

Trong năm 2022, chương trình đã nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho hơn 800 hợp tác xã (HTX) ở các tỉnh thành. Họ được làm quen với mô hình kinh doanh online và vận hành hiệu quả trên trên nền tảng Grab. Đây cũng là một phần của dự án GrabConnect được Grab triển khai từ năm 2021, hướng đến việc thúc đẩy chuyển đổi số, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp Việt Nam.

Những năm qua, dự án đã nỗ lực giản lược các khâu trung gian để tiếp cận với nhiều HTX, nhà vườn địa phương. Theo đó, GrabConnect sẽ giới thiệu, kết nối các sản phẩm nông sản, đặc sản chất lượng với các đối tác đang kinh doanh trên nền tảng Grab, mở ra kênh tiêu thụ mới, ổn định cho bà con nông dân. Đồng thời, các đối tác Grab được tiếp cận với nguồn cung chất lượng, dồi dào với mức giá tốt để kinh doanh.

Theo chia sẻ của ông Huỳnh Văn Quới, chủ nhà vườn sầu riêng Ri6 Huỳnh Quới (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), ông “lời” nhiều từ khi hợp tác với GrabConnect. Chỉ sau vài tháng hợp tác, vườn sầu của ông ở Tây Ninh có sản lượng đầu ra tăng 30% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhờ các chương trình quảng bá trái cây chính vụ trên GrabMart, thương hiệu sầu riêng Ri6 Huỳnh Quới được nhiều đối tác biết đến. Một vườn sầu riêng khác do ông Quới đồng sở hữu ở Khánh Sơn (Nha Trang) đã được một đối tác đặt trước 50% sản lượng, dự kiến thu hoạch vào tháng 8.

Sầu riêng vườn ông Quới có hẳn những chiếc nhãn dán in tên "Huỳnh Quới - Nông sản ngon & lành" kể từ ngày lên chợ "số" GrabMart.

Sầu riêng vườn ông Quới có hẳn những chiếc nhãn dán in tên "Huỳnh Quới - Nông sản ngon & lành" kể từ ngày lên chợ "số" GrabMart.

Ông cũng chia sẻ thêm về kế hoạch sắp tới của trung tâm là tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn cho các HTX. “Trong 6 tháng cuối năm 2023, ITPC-VCA dự kiến tổ chức khoảng 10 cuộc đào tạo, tập huấn, hội nghị liên quan đến thương mại điện tử cho các HTX trên toàn cuộc. Trong đó có 02 Hội nghị quy mô lớn thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Đồng Nai vào tháng 7 và Hà Nội vào tháng 10. ITPC - VCA mong tiếp tục nhận được sự đồng hành của Grab tại các sự kiện này”.

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi không thể đạt được cột mốc ngày hôm nay nếu như không có sự đồng hành, hỗ trợ của của AED, Agrotrade, ITPC-VCA trong thời gian vừa qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở ra thêm các kênh tiêu thụ nông sản ổn định, hỗ trợ các HTX, bà con nhà nông thúc đẩy kinh doanh và hưởng lợi từ nền kinh tế số. Những hoạt động này tiếp tục thể hiện cam kết của chúng tôi nhằm theo đuổi sứ mệnh Grab Vì Cộng đồng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ”.

Có thể thấy, các hợp tác giữa khối công (các tổ chức thuộc cục, sở, bộ, ban, ngành) và khối doanh nghiệp ngoài nhà nước đã mang lại những kết quả tích cực, là động lực để thúc đẩy quá trình thực hiện nhiều mục tiêu quốc gia như chuyển đổi số cho lĩnh vực nông nghiệp. Những hợp tác này là cần thiết để tạo sức mạnh cộng hưởng, phát huy những thế mạnh và năng lực của mỗi bên.

P.V

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/chuyen-doi-so-nong-nghiep-viet-can-dong-gop-cua-khoi-doanh-nghiep-ngoai-nha-nuoc-d193529.html