Chuyên gia hiến kế 'giải cứu' doanh nghiệp hậu Covid-19

Làn sóng dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 đã đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn chưa từng có. Làm thế nào để 'giải cứu' doanh nghiệp, từ đó đưa nền kinh tế hồi phục sau dịch Covid-19 là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều chuyên gia bước đầu có những 'hiến kế' đáng chú ý.

Bài liên quan

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19

Doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập: Liệu có đủ?

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, nếu như doanh nghiệp không có tiền, không có công nghệ thì sẽ không có cải tiến khoa học kỹ thuật và doanhnghiệp sẽ không có được những tiến bộ đột phá. Nếu vậy thì chỉ trong vòng từ 3-6 tháng là doanh nghiệp sẽ đóng cửa.

Đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế, mặc dù Chính phủ đã có 4 gói hỗ trợ đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động bị mất việc làm trong bối cảnh bị tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, đến nay hầu hết tất cả các đối tượng bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19 kể trên đều chưa tiếp cận được với các gói hỗ trợ từ Chính phủ.

Trước thực trạng này ông Hiếu đã đưa ra đề nghị Chính phủ cần phải xem xét lại gói hỗ trợ mới 100.000 tỷ đồng sắp được triển khai tới đây, nếu như gói hỗ trợ mới này lại giống với 4 gói hỗ trợ trước đó thì không biết chừng nào doanh nghiệp mới có được nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động phục hồi lại sản xuất kinh doanh.

Nếu như doanh nghiệp không có tiền, không có công nghệ thì sẽ không có cải tiến khoa học kỹ thuật và doanhnghiệp sẽ không có được những tiến bộ đột phá. Nếu vậy thì chỉ trong vòng từ 3-6 tháng là doanh nghiệp sẽ đóng cửa. Vì vậy, với tổng dư nợ hiện nay của các ngân hàng là 8,5 triệu tỷ đồng thì các ngân hàng chỉ cần trích ra 3% trên tổng dư nợ, cộng lại đã có 300 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp.

Từ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được cho vay với lãi suất thấp, ngân hàng sử dụng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, chương trình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có thời giạn trả nợ là 3 năm và có thể sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tổ chức tín dụng đó. Phải có công nghệ để khảo sát doanh nghiệp và cũng chính là tiền đề đào tạo huấn luyện giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Hiếu nhấn mạnh.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để thúc đẩy năng suất, chất lượng là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Kiến nghị Chính phủ "mở kho" cho doanh nghiệp khai thác

Đó là ý kiến của TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Theo ông Nam, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, tỷ lệ đối chọi trên thị trường đã tăng lên hàng chục lần so với giai đoạn trước dịch. Do vậy, doanh nghiệp vừa phải tiết giảm chi phí, vừa phải nâng cao hiệu quả hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để thúc đẩy năng suất, chất lượng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để thúc đẩy năng suất, chất lượng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm.

Trước thực trạng này, ông Nam đã đưa ra đề xuất sử dụng nguồn tài nguyên quý giá mà Bộ Khoa học và Công nghệ đang quản lý đó là 1 kho gồm hàng ngàn công trình khoa học rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu được tích lũy trong bao nhiêu năm qua. Đây là tài nguyên có giá trị, quý đối với đất nước, xã hội và với cộng đồng kinh doanh.

Đây là những công trình nghiên cứu rất quý, có sẵn, khối "tài sản" này cần được khai thác, giao cho cộng đồng doanh nghiệp khai thác. Nếu vì một quy trình nào đó mà cứ cất giữ thì các công trình nghiên cứu không được sử dụng, rất lãng phí.

Nếu chúng ta coi doanh nghiệp là tài sản quốc gia, doanh nhân cũng là tài sản quốc gia thì họ có đủ quyền tiếp cận khai thác kho công trình khoa học quý giá cũng là tài sản quốc gia đó, ông Nam bộc bạch.

Chỉ cần Chính phủ đứng ra “bảo lãnh”

Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ông Nguyễn Văn Thân cũng cho rằng, bất kỳ vấn đề gì chúng ta cũng nên nhìn theo hai mặt của một vấn đề. Nhìn thực tế thì các ngân hàng đã cho vay được nhiều. Nhưng người Việt Nam có một đặc điểm là “những ai mà vay được của ngân hàng thì thường sẽ không nói gì còn những ai không cho vay được thì mới lên tiếng”.

Thực tế, ngân hàng của là một cơ quan kinh doanh. Vì vậy họ phải xét đến yếu tố xem doanh nghiệp có trả nợ được không thì mới có thể cho vay được. Nếu không họ sẽ không thể có tiền đâu để bù vào. Ở một khía cạnh khác nếu như doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh thì chắc chắn ngân hàng sẽ cho vay ngày, như trường hợp của Vietnam Arilines là một ví dụ điển hình…, ông Thân bày tỏ.

Ngọc An

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chuyen-gia-hien-ke-giai-cuu-doanh-nghiep-hau-covid-19-post100421.html