Chuyên gia lưu ý thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với mục tiêu kép là xét tốt nghiệp và dùng kết quả để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Báo SGGP tổ chức giao lưu trực tuyến với nội dung 'Những lưu ý đặc biệt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023' nhằm cung cấp và hướng dẫn cho thí sinh chuẩn bị tâm lý vững vàng, hiểu rõ các quy định của kỳ thi, các chương trình hỗ trợ, kinh nghiệm làm bài thi, cách tính điểm xét tốt nghiệp...
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi và đến nay mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày: Chiều 27-6, thí sinh đến địa điểm thi làm thủ tục dự thi; ngày 28-6 thi 2 môn Toán và Ngữ văn; ngày 29-6 thi môn Ngoại ngữ, bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với mục tiêu kép là xét tốt nghiệp và dùng kết quả để xét tuyển vào đại học, cao đẳng; do đó, tính chất của kỳ thi rất quan trọng đối với thí sinh trong suốt 12 năm học tập. Nhằm cung cấp và hướng dẫn cho thí sinh trên cả nước chuẩn bị tâm lý vững vàng cho kỳ thi, hiểu rõ về các quy định của kỳ thi, các chương trình hỗ trợ cho thí sinh, cũng như kinh nghiệm làm bài thi, làm đơn phúc khảo, cách tính điểm xét tốt nghiệp..., ngày 23-6, Báo SGGP tổ chức giao lưu trực tuyến với nội dung “Những lưu ý đặc biệt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023”.
Buổi giao lưu diễn ra lúc 9 giờ ngày 23-6-2023. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi tại (www.sggp.org.vn).
Khách mời
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Minh Quân, học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi
11:18 23/06/2023
Trong các môn thi em sợ nhất môn Vật lý. Dù đã ôn tập rất kỹ môn này nhưng mỗi khi giải đề thi môn Vật lý là em lại run. Bạn bè nói em dễ mất bình tĩnh, bị “khớp” dù gặp câu hỏi dễ. Thầy cho em xin kinh nghiệm làm sao vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân?
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Môn Vật lý không hề đáng sợ, chỉ đáng sợ nếu em không ôn bài kỹ hoặc bị hù dọa là môn học khó thôi. Em hãy xem đây là một môn khoa học lý thú nhé. Nếu em đã nắm vững kiến thức thì không có gì phải lo lắng đâu.
Em hãy luôn tự tin vào bản thân và luôn tự nhủ là mình sẽ làm được. Em nên làm bài từ câu dễ đến câu khó. Các câu trong đề thi sẽ có từ khóa, từ "gài bẫy", do đó em cần đọc kỹ đề và gạch chân những chữ quan trọng.
Thầy khuyên em nên tập trung vào những câu hỏi dễ và phân chia nhiều thời gian cho những câu hỏi đó, tạm thời bỏ qua những câu khó và sẽ quay lại trả lời nếu đã xong những câu dễ.
Em nên đọc kỹ đề, đổi đơn vị phù hợp và kiểm tra đơn vị trong máy tính trước khi sử dụng máy tính. Em nên bấm các phép tính 3 lần. Khi làm bài, em hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái nhất, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Nếu em vẫn cảm thấy quá áp lực, có thể ngưng làm bài và nghỉ ngơi tại chỗ từ 3-5 phút để đầu óc được thư thái, uống chút nước hoặc lau mặt bằng khăn ướt nếu có thể.
Khi em cảm thấy thật thoải mái thì quay trở lại làm bài tiếp tục.
Chánh Lâm, học sinh ở quận Tân Bình
11:11 23/06/2023
Cho em hỏi là em đã chọn xét tuyển đại học bằng học bạ nên chỉ cần kết quả đậu tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện xét tuyển đại học phải không? Nếu không đậu tốt nghiệp thì em phải làm thế nào?
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Nếu em đã có kết quả xét tuyển của trường đại học thì phải cần đậu tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện nhập học vào các trường đại học đã gửi thông báo. Vì vậy, em nên cố gắng ôn tập và làm bài thi thật tốt để đậu tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, nếu kết quả thi tốt nghiệp THPT của em cao, em có thể sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học khác mà em thấy phù hợp.
Ngọc Lan, học sinh lớp 12, huyện Nhà Bè
11:03 23/06/2023
Em đang học ở Trường THPT Long Thới. Em muốn xin một số kinh nghiệm làm bài thi tự luận và trắc nghiệm. Cảm ơn các thầy cô.
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Về các môn thi trắc nghiệm, thầy đã tư vấn cho các bạn gửi câu hỏi ở trên, em có thể tìm đọc lại.
Riêng về môn thi tự luận, em cần lưu ý đọc kỹ đề, không hoang mang khi thấy đề lạ hoặc bài mình chưa học kỹ. Tiếp theo, em cần làm đầy đủ các phần theo cấu trúc của đề, không bỏ phần nào.
Em phải luôn làm câu hỏi nghị luận xã hội vì đây là phần dễ kiếm điểm.
Với phần nghị luận văn học, em cần bám chắc đoạn văn đề cho để phân tích nội dung, nghệ thuật.
Thầy khuyến khích em làm bài từ 2 tờ giấy thi trở lên.
Lâm Vũ Hân, học sinh Trường THPT Lý Thái Tổ
10:57 23/06/2023
Em thấy nhiều anh chị dồn sức cho ngày thi đầu tiên nhưng đuối dần ở các buổi thi sau đó. Em cần làm gì để giữ được sự bình tĩnh, tinh thần minh mẫn trong suốt những ngày diễn ra kỳ thi?
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Trước kỳ thi, em cần nghỉ ngơi, ăn uống và tập thể dục một cách hợp lý để có trạng thái sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi. Sau mỗi buổi thi, em cần bổ sung năng lượng, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Thầy gợi ý là em có thể tìm chỗ mát mẻ, có máy lạnh để tranh thủ chợp mắt trong khoảng từ 20-30 phút, giúp tỉnh táo tinh thần. Tuy nhiên, em cần lưu ý giờ thi buổi chiều và có mặt tại điểm thi đúng giờ.
Ngoài ra, với thời tiết nắng nóng của TPHCM những ngày gần đây, em nên mang theo bên mình chai nước, đồ ăn nhẹ như bánh, sữa... để sử dụng khi cần.
Thầy cũng lưu ý em không nên trao đổi với bạn bè, thầy cô về bài thi của buổi thi trước quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng tâm lý cho các môn thi ở buổi thi tiếp theo.
Lê Khánh Trung, học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh
10:50 23/06/2023
Năm nay, dịch Covid-19 không còn căng thẳng như các năm trước nhưng thời tiết TPHCM đang thất thường, sáng nắng gắt chiều mưa lớn khiến em rất lo lắng về sức khỏe của mình. Thầy cho em hỏi cách giữ sức khỏe tốt nhất trước ngày thi. Em cảm ơn.
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Theo thầy, điều quan trọng nhất là em không nên thức quá khuya để học bài. Đêm trước ngày thi, em cần ngủ sớm để giữ cho tinh thần được tỉnh táo, có thể kết hợp với việc tập thể dục một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, em nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu hóa, quen thuộc hàng ngày và có lợi cho sức khỏe, uống nước đầy đủ.
Bên cạnh đó, trước mỗi buổi thi không ăn quá no. Chúc em có sức khỏe và tinh thần thật tốt cho kỳ thi!
Vũ Phương, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu
10:45 23/06/2023
Năm nào trước ngày thi môn Ngữ văn, mạng xã hội cũng có nhiều đồn đoán về đề thi môn Ngữ văn khiến tụi em bị phân tâm khá nhiều. Cho em hỏi có nên tin vào những dự đoán đó không? Làm sao để không bị trật tủ môn thi này?
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Theo thầy, các em không nên học tủ mà nên tập trung vào các kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng làm bài để có thể trả lời các câu hỏi, cho dù là câu hỏi chưa gặp. Như vậy sẽ giúp các em có được điểm số an toàn cho bài thi. Khi đã đạt được mức này rồi, các em có thể tập trung vào những câu hỏi, bài văn mà các em mong muốn. Các em nên bố trí thời gian học phù hợp giữa các bài, các nội dung phù hợp. Chúc em đạt kết quả cao!
Thanh Huyền, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm
10:35 23/06/2023
Từ nhà em đến điểm thi khá xa. Nếu đi sớm thì phải rời nhà từ tờ mờ sáng dẫn đến buồn ngủ trước buổi thi thứ hai, nhưng nếu đi sát giờ thì dễ có nguy cơ muộn giờ. Theo thầy thí sinh cần có mặt trước giờ thi bao lâu để có tinh thần thoải mái nhất?
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Theo thầy mình nên đến điểm thi đúng theo giờ quy định của điểm thi để tránh nguy cơ bị muộn. Khi đến đúng giờ, các em sẽ có thời gian để cơ thể lấy lại sự quân bình sau thời gian di chuyển dài, tạo tâm lý thoải mái trước khi làm bài, có thể ăn nhẹ, uống nước đầy đủ và xem nhanh lại một vài công thức, những điểm chú ý của môn thi, không nên xem lại quá nhiều. Ngoài ra, nếu có điều kiện, các em nên nhờ gia đình hỗ trợ một nơi gần điểm thi để ở trong những ngày thi hoặc liên hệ điểm thi để được hỗ trợ chỗ nghỉ trưa trong những ngày thi.
Thân chúc em có được điều kiện tốt nhất và làm bài với kết quả cao nhất.
Trịnh Quốc Bảo, Bình Dương
10:14 23/06/2023
Bộ GD-ĐT có những lưu ý như thế nào với cán bộ coi thi trong khâu giám sát, kiểm tra các thiết bị công nghệ mang vào phòng thi để thực hiện mục đích gian dối?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Vừa qua, có một số ý kiến băn khoan về thiết bị mang vào phòng thi có chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Bộ đã có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Do thị trường có nhiều loại máy tính cầm tay mới nên Bộ GD-ĐT không quy định danh mục như trước.
Nhưng nguyên tắc căn bản là máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, lưu giữ thông tin thì được phép sử dụng. Trong khi tập huấn cho giám thị, mỗi địa phương có thể chủ động có những quy định, hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn.
Bộ Công an và các địa phương cũng đã phối hợp tập huấn kỹ cho giám thị về các thủ đoạn, thiết bị gian lận. Ví dụ như Hà Nội đã đề nghị Công an thành phố bố trí bộ phận có nghiệp vụ xác minh thiết bị thí sinh khuyết tật mang theo, trường hợp an toàn, thiết bị sẽ được dán tem trước khi cho thí sinh mang vào phòng thi.
Thanh Hoa
10:12 23/06/2023
Việc chấm thi, nhất là phần mềm chấm thi các môn trắc nghiệm có được đảm bảo chính xác, khách quan không ạ?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Năm nay, phần mềm chấm thi trắc nghiệm đã được hoàn thiện.
Có ba phần mềm quan trọng đã được Bộ GD-ĐT tiến hành thẩm định với sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có cán bộ A03, A05, A06 - Bộ Công an. Đó là các phần mềm đăng ký dự thi, phần mềm hỗ trợ hội đồng ra đề thi và phần mềm chấm thi trắc nghiệm.
Năm nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm phiên bản đã cung cấp cho các Sở GD-ĐT năm 2022. Nhằm khắc phục một số hạn chế trong việc sử dùng phần mềm chấm thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT đã tập huấn và hướng dẫn các Sở GD-ĐT chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin, cài đặt và sử dụng đúng quy định; tập huấn kỹ việc sử dụng phần mềm; tổng hợp các hạn chế, lỗi mà các kỳ thi trước bị mắc phải trong chấm thi để có phương án khắc phục, tránh lặp lại.
Gia Khang, học sinh Trường THPT Phạm Phú Thứ
10:09 23/06/2023
Em nghe các anh, chị khóa trên nói rất dễ vi phạm quy chế thi. Với kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn học sinh, thầy có thể cho em biết những lưu ý gì đối với thí sinh để không vi phạm quy chế khi bước vào phòng thi? Nếu gặp trục trặc về sức khỏe như lo lắng quá mức dẫn đến đổ nhiều mồ hôi, đau bao tử, tụi em phải xử lý thế nào? Em cảm ơn thầy rất nhiều.
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Em cần lưu ý Điều 14 về Trách nhiệm của thí sinh trong Quy chế thi 2023
1. ĐKDT theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:
a) Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;
b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;
c) Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
3. Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;
b) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
c) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;
d) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi;
đ) Không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;
e) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);
g) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;
h) Bảo quản nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng bài thi của mình; phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý các trường hợp bài thi của mình bị người khác lợi dụng hoặc cố ý can thiệp;
i) Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm);
k) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;
l) Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát cứa cán bộ giám sát; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
m) Chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí;
5. Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 4 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:
a) Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;
b) Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
c) Khi nhận đề thi cần lưu ý kiểm tra bảo đảm các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi; nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với CBCT trong phòng thi chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi; phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép;
d) Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;
đ) Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;
e) Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi.
6. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.
- Em cố gắng giữ gìn sức khỏe thật tốt, thực hiện theo lời khuyên của BS, tập trung cao độ trong 2 ngày 28, 29-6 sắp tới để làm bài thật tốt.
Anh Minh
10:09 23/06/2023
Công tác đề thi năm nay được Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ không?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Lứa học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay có 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, do đó các trường đã tăng cường tổ chức ôn tập, thi thử. Ngành giáo dục địa phương đã chỉ đạo để học sinh hoàn thành chương trình lớp 12, tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT. Từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn đều có nhiều phương thức, cách thức hỗ trợ thí sinh hoàn thành chương trình, ôn tập hiệu quả, tổ chức thi thử.
Về công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, Bộ GD-ĐT đã hoàn thành việc rà soát ma trận của 15 môn thi. Xây dựng và hoàn thiện đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 công bố ngày 1-3-2023. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện rà soát, biên tập, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để chuẩn bị cho Hội đồng ra đề thi.
Về công tác ra đề thi, Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn quy trình ra đề thi bảo đảm xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi để thực hiện soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; các mẫu biểu của mỗi khâu được rà soát hoàn thiện; thực hiện phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia Hội đồng ra đề thi.
Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2022. Cụ thể, sẽ có 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, nếu các em học kỹ kiến thức cơ bản, đặc biệt là kiến thức lớp 12 có thể làm tốt phần này; 25% câu hỏi còn lại ở mức vận dụng và vận dụng cao nhằm phân loại học sinh, làm cơ sở để xét tuyển đại học.
Vũ Nguyễn Tuấn Anh
10:06 23/06/2023
Em chào các thầy cô. Khi đọc quy chế thi, em thấy có quy định không được rời khỏi phòng thi khi chưa kết thúc 2/3 thời gian làm bài, vì sao có quy định này? Trường hợp em muốn nộp bài thi ra về sớm để chuẩn bị cho các môn thi sau thì em cần làm gì?
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Việc chỉ được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận và chỉ được ra khỏi phòng thi sau khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm có liên quan đến việc bảo mật đề thi (vì đề thi tốt nghiệp THPT có trong danh mục thuộc bí mật quốc gia), do đó em cần nghiêm túc thực hiên đúng Quy chế.
Nguyễn Bửu Thanh Loan, Quận 10, TPHCM
10:05 23/06/2023
Sau khi Bộ ra công văn hướng dẫn về miễn thi ngoại ngữ với các chứng chỉ quốc tế (cụ thể là chứng chỉ ELTS) được dư luận đánh giá rất kịp thời và đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Hiện nay có bao nhiêu thí sinh được miễn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Sau khi Bộ ra công văn hướng dẫn về miễn thi ngoại ngữ với các chứng chỉ quốc tế (cụ thể là chứng chỉ ELTS) được dư luận đánh giá rất kịp thời và đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Tổng số thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ là 46.670 thí sinh chiếm 4,55% tổng số thí sinh. Năm nay có tất cả 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
Đông Nhi, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm
09:58 23/06/2023
Thầy cô cho em hỏi trong các ngày diễn ra kỳ thi, em cần có mặt ở điểm thi lúc mấy giờ? Nếu em đến trễ 5-10 phút có được vào phòng thi hay không? Quy định về trang phục và những vật dụng mang theo như thế nào ạ?
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
- Em nên có mặt tại điểm thi lúc 6g30 sáng và 13g20 chiều, trước giờ phát đề thi 60 phút. Nếu em đến trễ chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự buổi thi đó.
- Trang phục: lịch sự, đồng phục học sinh.
- Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí;
Gia Linh, học sinh ở quận Tân Phú
09:56 23/06/2023
Thầy cho em hỏi những vật dụng gì được phép mang vào phòng thi? Điện thoại di động tắt nguồn mang vào phòng thi có bị xem là vi phạm quy chế thi không? Em cảm ơn.
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.
ĐTDĐ dù tắt nguồn vẫn vi phạm quy chế thi.
Minh Ngọc, phụ huynh ở quận 12
09:52 23/06/2023
Con tôi chuẩn bị tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tôi muốn hỏi đại diện Sở GD-ĐT TPHCM là vì sao nhiều trường hợp học sinh phải đến điểm thi cách xa trường mình mà không được thi tại trường THPT đang theo học?
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Quý phụ huynh cung cấp thêm thông tin cụ thể: địa chỉ đang cư trú, HS đang học trường nào, tham gia thi tại điểm thi nào, cách xa bao nhiêu km? Có bao nhiêu trường hợp HS thi cách xa trường đang học. Trên cơ sở đó Sở GD&ĐT sẽ kiểm tra lại và có điều chỉnh kịp thời vì ngày thi chỉ còn 5 ngày. Quý phụ huynh có thể liên lạc qua số ĐT: 0913.766676
Gia Minh, học sinh ở quận Tân Bình
09:47 23/06/2023
Em xin hỏi về những trường hợp được đặc cách trong những ngày diễn ra kỳ thi? Nếu đang thi mà bất chợt sức khỏe không tốt, không thể tiếp tục hoàn thành bài thi thì em có được bảo lưu kết quả các môn thi trước đó không?
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Trong Quy chế năm 2023, quy định:
Điều 37. Đặc cách tốt nghiệp THPT
1. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
a) Điều kiện: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;
b) Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
2. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.
a) Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên;
b) Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
3. Các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
4. Thủ tục:
a) Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho sở GDĐT;
b) Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Điều 38. Bảo lưu điểm thi
1.34 Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
2. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi/môn thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.
Phước Khánh, phụ huynh ở quận Bình Tân
09:47 23/06/2023
Con tôi không ngại môn Ngữ văn mà cảm thấy khá áp lực với các môn trắc nghiệm. Thầy cho tôi hỏi cách phân bổ thời gian thế nào là hợp lý với các môn thi trắc nghiệm. Tôi cần dặn cháu lưu ý những điều gì để làm tốt các môn trắc nghiệm?
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Trước tiên, học sinh cần đặt mục tiêu hợp lí cho từng môn trắc nghiệm. Nếu mình đặt mục tiêu là 5 điểm, nghĩa là trong 50 phút học sinh chỉ cần tập trung cho 20 câu hỏi dễ nhất. Khi đã hoàn thành và kiểm tra kĩ các câu trả lời của 20 câu hỏi dễ rồi mà vẫn còn thời gian thì tiếp tục làm thêm những câu khác để đạt điểm cao nhất có thể, nên chọn những câu dễ làm trước.
Thứ hai, Với mỗi mục tiêu đã chọn, học sinh cần chia thời gian làm bài hợp lí. Như mục tiêu ở trên, học sinh có thể phân chia thời gian như sau: 2-3 phút đọc toàn bộ đề thi để phát hiện những sai sót của đề thi như in mờ, mất chữ, thiếu trang...; đồng thời đánh giá sơ bộ mức độ khó của các câu hỏi, từ đó lựa chọn những câu hỏi dễ nhất làm trước. Khi làm bài, mỗi câu hỏi dành trung bình khoảng 2-3 phút, nếu một câu hỏi mà chưa giải quyết được trong 5 phút thì chuyển qua câu khác ngay, cuối giờ sẽ quay lại sau để tránh tình trạng câu khó thì nghĩ không ra mà câu dễ thì không còn thời gian để làm. Học sinh tiếp tục làm bài, trả lời chắc từng câu hỏi từ dễ đến khó cho đến lúc còn 5 phút. Học sinh dành ra 5 phút cuối cùng để kiểm tra lại các đáp áp đã tô và tô thêm những câu trả lời chưa đủ thời gian để làm.
Một số lưu ý thêm khi làm bài trắc nghiệm
- Khi gặp câu dễ không nên chủ quan mà càng cẩn thận hơn để chắc chắn điểm số của câu đó.
- Trong câu hỏi có khả năng sẽ có những từ khóa, từ "gài bẫy" nên học sinh nên chú ý và gạch chân những chỗ quan trọng. Không đọc lướt, bỏ chữ vì có thể có những đáp án gần giống nhau.
-Nên tận dụng giấy nháp; giấy nháp nên trình bày rõ ràng, ghi những nội dung quan trọng và tách biệt giữa các câu trả lời với nhau.
- Chú ý đổi đơn vị, đối với những môn tính toán; lưu ý đơn vị của máy tính trước khi nhập liệu.
- Giữ tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, bình tĩnh làm bài.
Nguyễn Thị Bảo Linh, giáo viên tại TPHCM
09:31 23/06/2023
Vừa qua, có một số ý kiến băn khoan về thiết bị mang vào phòng thi có chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Bộ đã có hướng dẫn cụ thể như thế nào?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Bộ GD-ĐT đã chú trọng việc lưu ý cán bộ coi thi trong khâu giám sát, kiểm tra các thiết bị công nghệ mang vào phòng thi để thực hiện mục đích gian dối.
Bộ đã tổ chức hội nghị tập huấn về thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào các ngày 17, 18-4 tại Đà Nẵng với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT và PA03 của 63 tỉnh thành để quán triệt quy chế, tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, công tác đăng ký dự thi trực tuyến và nghiệp vụ sử dụng phần mềm quản lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Bộ GD-ĐT đã đề nghị các địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho các cán bộ làm công tác thi đúng thời gian và hiệu quả (chậm nhất ngày 24-6-2023). Cán bộ coi thi cần được tập huấn kỹ để các công việc được tinh thông, đầy đủ, thành thạo. Phối hợp tổ chức kỳ thi, Bộ Công an cũng đã triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương các công tác chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ, đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn kỳ thi, tránh để xảy ra bất cứ sai sót nào. Bộ Công an cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng để kiểm tra, đánh giá các an toàn trong các khâu của kỳ thi, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin phục vụ kỳ thi.
Đối với các thiết bị gian lận trong kỳ thi, đặc biệt là thiết bị công nghệ cao, để đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối, Bộ Công an tiếp tục tập huấn, lưu ý với cán bộ tại các điểm thi về thiết bị ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu trữ tại các điểm thi, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
Bộ GD-ĐT yêu cầu phải tổ chức tốt công tác tập huấn. Trong tập huấn cần cá thể hóa từng đối tượng. Yêu cầu không cán bộ, nhân viên nào tham gia tổ chức thi mà chưa được tập huấn. Tùy đối tượng, tùy từng phạm vi có tổ chức kiểm tra sau tập huấn.
Tinh thần là phát hiện, ngăn ngừa, lấy phòng ngừa là chính để bảo vệ cán bộ, học sinh, bảo vệ kỳ thi và mọi khâu của kỳ thi đều phải có kiểm tra, giám sát.
Thái Văn Châu, Quận 12
09:29 23/06/2023
Năm nay thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào trường cần nắm rõ những thông tin gì?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Năm 2023, Trường Đại học Sài Gòn tuyển sinh bằng 3 phương thức:
- Xét từ kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM;
- Xét từ kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (do Trường Đại học Sài Gòn hoặc Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức);
- Xét từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trong đó, phương thức đầu tiên được thực hiện xét tuyển sớm, thí sinh cần theo dõi thông tin từ trang tuyển sinh của Trường Đại học Sài Gòn để biết kế hoạch, thực hiện đăng ký nguyện vọng theo quy định.
Hà Bảo Nhi, Long An
09:28 23/06/2023
Năm nay, trường có những chính sách học bổng, hỗ trợ gì cho tân sinh viên của trường không?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Nhà trường thực hiện chế độ, chính sách cho tân sinh viên theo đúng quy định. Trường xét trao học bổng đầu năm cho sinh viên có ba hoặc mẹ mất do Covid-19 (50%, 70% hoặc 100% học phí tùy vào trường hợp), học bổng hỗ trợ Tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (2-3tr tùy trường hợp).
Ngoài ra, để hỗ trợ tân sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Trường Đại học Sài Gòn đã thành lập đội hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục nhập học trực tuyến và nộp hồ sơ tại trường; đội hướng dẫn, giới thiệu nhà trọ cho sinh viên; tạo điều kiện tốt nhất cho tân sinh viên khi nhập học.
Trần Hồng Ân, Đồng Nai
09:24 23/06/2023
Những thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm vào trường cần lưu ý gì?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Trường có 1 phương thức xét tuyển sớm, đó là xét tuyển từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHCM.
Hiện trường đã có dữ liệu thí sinh đăng ký. Trong những ngày tới, Trường sẽ tổ chức cho thí sinh rà soát thông tin, sau đó công bố ngưỡng đầu vào và thực hiện xét tuyển. Kết quả xét tuyển không phải là kết quả trúng tuyển, mà chỉ là “đủ điều kiện trúng tuyển trừ điều kiện tốt nghiệp THPT”.
Thí sinh lưu ý, nếu có nguyện vọng vào trường, thí sinh bắt buộc đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp chắc chắn thí sinh muốn trúng tuyển ngành đã được xét sớm với kết quả đủ điều kiện, thí sinh nên chọn ngành đó của Trường Đại học Sài Gòn là nguyện vọng 1.
Ngô Đình Thuận, quận 7
09:22 23/06/2023
Ông có lưu ý gì đối với các địa phương trong công tác in sao, vận chuyển đề thi, bài thi?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Vừa qua, Hà Nội để xảy ra sự cố in mờ đề thi ở một số đề thi môn Toán, khiến Sở GD-ĐT phải công bố phương án sử dụng đáp án bổ sung.
Bộ GD-ĐT đã lưu ý đối với các địa phương trong công tác in sao, vận chuyển đề thi, bài thi.
Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) lưu ý, các địa phương phải đặc biệt lưu ý các khâu: in sao đề thi, bảo quản đề thi, bài thi. Trong đó, cần thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị thiết bị, nhân lực, phân công và quy trách nhiệm ở các vị trí công việc. Tại các khu vực nhạy cảm này phải có sự tham gia của cán bộ an ninh và bố trí camera 24/24 giờ. Các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi của Bộ GD-ĐT thời gian qua đều chú trọng kiểm tra địa điểm, cách thức chuẩn bị triển khai ở các khâu in sao, bảo quản đề thi, bài thi và yêu cầu chấn chỉnh những sai sót, sơ hở có thể xảy ra rủi ro, để bảo mật đề thi, bài thi.
Các địa phương cần rà soát tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kỳ thi, trong đó có địa điểm in sao đề thi và triển khai công tác in sao đề thi.
Bộ GD-ĐT đã đặc biệt lưu ý các địa phương chú ý công tác in sao, vận chuyển, lưu trữ đề thi cần bảo đảm an toàn tuyệt đối. Phải bố trí khu vực in sao đề thi ba vòng độc lập đáp ứng an toàn, bảo mật theo đúng quy định của quy chế.
Các địa phương cần có sự ưu tiên cho chuẩn bị về phương diện kỹ thuật, trang thiết bị. Năm nào chúng ta cũng lưu ý, thận trọng, nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chỉ trang thiết bị chưa tốt sẽ dẫn đến hệ quả, chúng ta cần rút kinh nghiệm ngay kỳ thi lớp 10 vừa rồi của Hà Nội, chỉ mờ một chút thôi đã phát sinh nhiều vấn đề phải xử lý. Do đó, cần ưu tiên trang thiết bị tốt nhất. Nhưng cũng không phó thác hoàn toàn cho trang thiết bị. Sự kiểm tra của con người, yếu tố con người thận trọng cũng là rất cần thiết. Ưu tiên thiết bị, con người quan tâm phối hợp, làm tổng thể như vậy mới đảm bảo được các khâu yên tâm, an toàn.
Với việc in sao đề thi, vận chuyển đề thi, bảo quản, vận chuyển, giao nộp bài thi… các địa phương lên nhiều phương án, đề phòng trường hợp có thời tiết bất thường, thiên tai. Các đơn vị của Bộ Công an sẽ phối hợp tốt với ngành giáo dục, địa phương trong cả khâu đề thi và bài thi.
Phòng chống cháy nổ và đảm bảo không cắt điện trong thời gian diễn ra kỳ thi, khu vực in sao đề thi, chấm thi cũng cần được ưu tiên.
Một vấn đề quan trọng là làm sao để cán bộ làm công tác in sao đề thi, làm phách, chấm thi bảo đảm sức khỏe, thoải mái về tinh thần để làm tốt. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Phạm Tiến Đạt, huyện Bình Chánh, TPHCM
09:21 23/06/2023
Năm nay chỉ tiêu sư phạm nhiều trường bị cắt giảm. Với nhà trường, năm nay tuyển sinh ngành sư phạm có những thông tin gì thí sinh cần lưu ý?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Năm nay, Trường tuyển sinh 15 ngành sư phạm, tổng chỉ tiêu là 940. Thí sinh lưu ý, phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lưu ý về ngưỡng đầu vào với các ngành Sư phạm do bộ quy định.
Đặc biệt, với các ngành có môn năng khiếu trong tổ hợp thi, thí sinh phải đăng ký thi năng khiếu tại Trường Đại học Sài Gòn, ngưỡng đầu vào khi đó chỉ áp dụng với môn Văn, hoặc Toán trong tổ hợp xét tuyển.
Nguyễn Thị Xuân Dung, Bình Thạnh
09:21 23/06/2023
Ông có những lời khuyên hay động viên gì đối với cán bộ, giảng viên tham gia phục vụ kỳ thi năm nay?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Trường Đại học Sài Gòn đã nhiều năm tham gia công tác kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo sự điều động, phân công của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì thế, hầu hết các cán bộ, giảng viên của nhà trường đều đã có kinh nghiệm trong công việc này. Tinh thần của các cán bộ, giảng viên được phân công nói chung là sẵn sàng cho việc tham gia kỳ thi.
Nhà trường luôn động viên, tạo điều kiện tối đa để cán bộ, giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi cán bộ, giảng viên gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc gì, phía nhà trường luôn hỗ trợ, giải quyết kịp thời. Vì vậy, các cán bộ, giảng viên nên an tâm, tự tin với tinh thần thoải mái và tập trung cao nhất, đồng thời nắm vững nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong kỳ thi.
Nguyễn Thị Xuân Hoa, Quận 6, TPHCM
09:18 23/06/2023
Tiền công tác tham gia phục vụ kỳ thi sẽ được thanh toán như thế nào? Nhà trường lo toàn bộ chi phí hay địa phương lo?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Theo quy định tại Quyết định số 1675/QĐ-BGDĐT ngày 16-6-2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, thì cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thanh toán chi phí cho cán bộ, viên chức tại đơn vị mình được cử đi làm nhiệm vụ theo quy định hiện hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trường ĐH Sài Gòn đã thực hiện theo đúng quy định.
Phùng Thị Xuân Thanh, Đồng Tháp
09:16 23/06/2023
Nếu cán bộ bị vi phạm lỗi khi thực hiện nhiệm vụ, trường sẽ có hình thức xử lý như thế nào?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Đây là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Để hạn chế đến mức tối đa sự việc này, Trường ĐH Sài Gòn đã tiến hành rà soát tiêu chuẩn, điều kiện viên chức tham gia Đoàn Kiểm tra theo đúng quy định; chú trọng việc chọn viên chức có kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra; tổ chức tập huấn và chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết cho việc tham gia thực hiện nhiệm vụ của viên chức.
Tuy nhiên, nếu có hành vi vi phạm xảy ra, thì tùy theo tính chất, mức độ của sự việc, nhà trường sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, các nội quy, quy chế của ngành, của trường để xử lý.
Nguyễn Mạnh Duy, Quận 3, TPHCM
09:15 23/06/2023
Khi tham gia phục vụ kỳ thi, cán bộ, giảng viên lo lắng nhất vấn đề nào?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Cán bộ, giảng viên ở mỗi cơ sở đào tạo đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ theo sự phân công. Vì tính chất quan trọng của kỳ thi, nên mỗi sơ sót xảy ra đều có thể ảnh hưởng đến thí sinh, hoặc Hội đồng thi, hoặc Đoàn kiểm tra.
Với kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra các kỳ thi, tôi nhận thấy bất cứ thành viên nào của Đoàn Kiểm tra cũng muốn kỳ thi diễn ra tốt đẹp, an toàn, đúng quy định.
Tôi nghĩ, vấn đề đặt ra không phải là giảng viên sợ và lo lắng gì nhất mà họ cần phải làm gì trước và trong khi làm nhiệm vụ. Theo tôi, mỗi thành viên Đoàn Kiểm tra cần nghiên cứu thật kỹ quy chế thi; tham gia tập huấn; nghiêm túc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
Nguyễn Hoàng Phúc, Đồng Nai
09:13 23/06/2023
Thưa ông, vì sao cán bộ tham gia phục vụ kỳ thi (nhất là cán bộ coi thi) được tập huấn rất kỹ nhưng vẫn hay phạm những lỗi như tự ý giải thích đề khi thí sinh thắc mắc, không bù giờ làm cho thí sinh khi phát đề chậm…? Làm sao để hạn chế tối đa lỗi này?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Theo tôi, trong thực tế, các sự việc này có xảy ra nhưng rất ít. Tuy nhiên, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của thí sinh.
Để hạn chế tối đa những lỗi này, tôi nghĩ rằng việc chọn lựa cán bộ coi thi có đủ năng lực, phẩm chất là quan trọng nhất. Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa công tác tập huấn. Ở mỗi đợt tập huấn, cần tập trung những điểm cốt lõi, quan trọng, tổng hợp những lỗi hay mắc phải để cán bộ coi thi chú ý. Và cuối cùng là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình tổ chức kỳ thi. Có như vậy, các sai sót khó xảy ra; hoặc xảy ra nhưng được ngăn chặn kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
Nguyễn Tuấn Anh, Tân Bình
09:12 23/06/2023
Năm nay nhà trường tham gia công tác tại cụm thi Cần Thơ. Xin ông cho biết về sự chuẩn bị, việc đi lại và những công việc cụ thể của nhà trường?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Thực hiện Quyết định của Bộ GD&ĐT, năm nay Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Xây dựng Miền Tây là thành viên Đoàn Kiểm tra công tác coi thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Cần Thơ. Trường ĐHSG làm trưởng đoàn.
Trường ĐHSG đã thực hiện đúng các yêu cầu của Công văn 2158/BGDĐT-TTr, ngày 15-5-2023 về việc hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.
Cụ thể như: phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị theo chức năng có liên quan (xác định rõ công việc cần làm, tiến độ thực hiện, yêu cầu của từng công việc); lựa chọn những viên chức có kinh nghiệm, uy tín… để cử tham gia Đoàn Kiểm tra; tổ chức tập huấn và tiến hành kiểm tra 100% viên chức tham gia Đoàn kiểm tra; xây dựng kế hoạch của Đoàn Kiểm tra; chuẩn bị tài chính, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm tra.
Có thể nói, đến giờ phút này, tất cả công tác chuẩn bị của trường đã hoàn tất.
Nguyễn Quan Thuần, Đồng Nai
09:11 23/06/2023
Công tác thanh tra, kiểm tra trong khi thi và khi chấm thi được triển khai như thế nào?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Về công tác thanh tra, kiểm tra trong khi thi và khi chấm thi, Bộ GD-ĐT đã ban hành Kế hoạch số 754/KH-BGDĐT ngày 15-5-2023 về tập huấn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Thanh tra đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, biểu mẫu, sổ tay phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thi. Bộ cũng tổ chức tập huấn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cốt cán làm công tác thanh tra, kiểm tra thi đến từ 63 Sở GD-ĐT và 133 cơ sở GD-ĐT trong cả nước với tổng số đại biểu 650 người; tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho cán bộ công chức của Bộ GD-ĐT; nghiệp vụ kiểm tra chấm thi cho 300 cán bộ, công chức, viên chức dự kiến bố trí tham gia đoàn kiểm tra công tác chấm thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GD-ĐT..
Bộ đã có văn bản phân công các cơ sở giáo dục đại học cử người tham gia các đoàn kiểm tra công tác coi thi tại các địa phương. Theo đó, huy động gần 8.000 cán bộ, viên chức các cơ sở giáo dục đại học để tổ chức 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi của bộ và 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ tại 63 sở GD-ĐT.
Thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại 20 địa phương.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh thành đã có đường dây nóng để phản ánh thông tin kịp thời, đảm bảo an ninh, an toàn. Ngoài ra, thanh tra bộ GD-ĐT còn thành lập 10 đoàn tham gia kiểm tra sâu các nội dung chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tại một số địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục ban hành các quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác coi thi, chấm thi tại các địa phương theo tiến độ thời gian công việc.
Thanh tra Bộ cũng sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra tại các địa phương, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra tỉnh tại các địa phương để đảm bảo an toàn, chặt chẽ, cẩn trọng ở tất cả các khâu. Phải đảm bảo các khâu của kỳ thi đều được kiểm tra. Không được để một cán bộ nào không được tham gia tập huấn mà tham gia vào kỳ thi. Cán bộ phải được tập huấn đầy đủ, hiểu công việc được giao, được làm.
Lê Khoa, học sinh ở quận 10
09:11 23/06/2023
Những năm trước, em nghe các anh chị kể là có phòng thi cán bộ coi thi dễ, có phòng rất nghiêm khắc gây ảnh hưởng quyền lợi thí sinh. Khi không đồng ý với quyết định của cán bộ coi thi, em phải làm thế nào? Phòng thi có được trang bị máy quay không?
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
- Tất cả cán bộ coi thi, cán bộ giám sát đều được phân công nhiệm vụ một cách thống nhất, cụ thể công việc trong quá trình coi thi theo Quy chế thi hiện hành nên việc coi thi "dễ" hay "khó" là không thể xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, cụ thể, theo Điều 22 của Quy chế thi TN THPT 2023, cán bộ coi thi (CBCT) chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Phải có mặt đúng giờ tại Điểm thi để làm nhiệm vụ; trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, không được sử dụng đồ uống có cồn;
b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi các tài liệu và vật dụng bị cấm theo quy định tại Điều 14 Quy chế này;
c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;
d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất giơ cao túi đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; mở bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi (nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề thi khác, cần báo ngay cho Trưởng Điểm thi xử lý); phát đề thi cho từng thí sinh;
đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung; trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai tại phòng thi các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định;
e) CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quy định tại điểm c, điểm đ khoản này;
g) CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công;
h) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài (đối với bài thi tự luận) sau khi thí sinh đã nộp bài làm, đề thi và giấy nháp; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện theo quy định;
i) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định; nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi giải quyết;
k) Trước khi hết giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;
l) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài ngay và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài thi vừa nhận bài thi của thí sinh; khi nhận bài thi, phải đếm đủ số tờ giấy thi của từng bài, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào 02 (hai) Phiếu thu bài thi; chỉ khi thu xong toàn bộ bài thi, phiếu TLTN của cả phòng thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;
m) Các CBCT kiểm tra, xếp bài thi của từng thí sinh theo thứ tự tăng dần của số báo danh trong phòng thi và cho vào túi đựng bài thi; CBCT thứ nhất trực tiếp mang túi đựng bài thi, 02 (hai) Phiếu thu bài thi, các biên bản xử lý kỷ luật và tang vật kèm theo (nếu có) cùng CBCT thứ hai đến bàn giao cho thư ký Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi; khi bàn giao phải kiểm đếm công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài thi, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật kèm theo (nếu có);
n) Sau khi được kiểm đếm xong, bài thi và 01 (một) Phiếu thu bài thi của mỗi phòng thi được đưa vào túi đựng bài thi của phòng thi đó; được thư ký Điểm thi cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ; nhãn niêm phong được dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Trưởng Điểm thi và thư ký trực tiếp kiểm đếm ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong; sau đó, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi và phủ lên nhãn niêm phong; Thư ký Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao; Phiếu thu bài thi còn lại của phòng thi được để bên ngoài, nộp cùng với túi bài thi và hồ sơ coi thi được niêm phong.
- Nếu em vi phạm quy chế và không đồng ý với các QĐ của cán bộ coi thi, trước tiên em phải chấp hành việc xử lý thí sinh vi phạm quy chế của cán bộ coi thi, sau đó em có thể kiến nghị, đề xuất ý kiến của mình vào Biên bản làm việc với cán bộ coi thi.
- Quy chế năm 2023, phòng thi không được trang bị máy quay.
Ngô Xuân Hiếu, Bình Phước
09:09 23/06/2023
Ông đánh gia như thế nào về vai trò của các trường đại học đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Trước tiên, chúng ta cần nhận thức rằng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi rất quan trọng của toàn xã hội; là trách nhiệm chung của xã hội.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra góp phần đảm bảo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra một cách an toàn, khách quan, nghiêm túc, đúng quy chế. Việc Bộ GD&ĐT bàn hành QĐ thành lập các Đoàn Kiểm tra mà thành viên Đoàn là viên chức của các cơ sở giáo dục đại học cho thấy vai trò, tầm quan trọng của các trường đại học là rất lớn trong kỳ thi.
Nhận thức rõ vai trò của mình, Trường ĐH Sài Gòn đã và đang phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT giao phó.
Trần Anh Hào, Trà Vinh
09:08 23/06/2023
Khi tập huấn cho cán bộ giảng viên tham gia công tác trong kỳ thi, nhà trường đã có sự lưu ý như thế nào?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Nhà trường đặc biệt lưu ý cho viên chức tham gia Đoàn kiểm tra về những điểm mới trong quy chế thi. Ví dụ như: “Việc bố trí 1 máy tính tại phòng trực của Điểm thi và bảo đảm máy tính chỉ được nối mạng internet khi chuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi, phải ghi nhật ký sử dụng máy tính, có sự chứng kiến của Phó trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất”; “Việc đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng Điểm thi, Thư ký Điểm thi và công an), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của những người ký nhãn niêm phong, lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong” và “các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi”.
Xác định rõ mục đích chính của Đoàn Kiểm tra công tác coi thi là phòng ngừa, phát hiện những hạn chế, bất cập để kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có); kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định về Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm tiếp theo.
Khi thực hiện, thành viên Đoàn Kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu: Tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng Quy chế thi; Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong hoạt động kiểm tra các khâu của kỳ thi; Đảm bảo tính độc lập khi thực hiện kiểm tra; không làm thay nhiệm vụ hoặc làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.
Trần Thế Phong, TPHCM
09:06 23/06/2023
Xin ông cho biết đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã thực hiện đến đâu?
Đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)
Về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, đến thời điểm này đã cơ bản hoàn tất.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như năm 2022. Bộ GD-ĐT chỉ đạo chung, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương.
Các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 27, 28, 29 và 30-6; chấm thi từ ngày 1-7; công bố kết quả thi vào ngày 18-7; hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 20-7.
Để chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ GD-ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp tổ chức kỳ thi giữa Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh thành trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành; các Sở GD-ĐT, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học… Cho đến thời điểm này, hệ thống văn bản chỉ đạo, tổ chức kỳ thi cơ bản hoàn thiện.
Đã thành lập Ban chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo. Phân công nhiệm vụ, triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ GD-ĐT…
Ngày 15-6, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 giữa Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Ban chỉ đạo cấp tỉnh.
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia đã phân công nhiệm vụ 4 đoàn của Ban chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo bộ làm việc với Ban chỉ đạo và lãnh đạo các địa phương về công tác tổ chức kỳ thi. Cùng với đó là thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại các địa phương.
Nhiều tỉnh thành phố ngoài triển khai các hướng dẫn của Bộ còn cẩn thận chuẩn bị theo các yêu cầu riêng của địa phương. Bộ Y tế cũng đã có văn bản về đảm bảo công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 gửi tới các sở Y tế tại các tỉnh, thành phố để đảm bảo an toàn cho kỳ thi…
Công tác đăng ký dự thi của các thí sinh được triển khai đúng kế hoạch, được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, đảm bảo việc đăng ký dự thi diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa sai sót, sơ suất, đảm bảo tối đa quyền lợi của thí sinh.
Có thể nói, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được thực hiện hết sức nghiêm túc theo Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, chu đáo, toàn diện; hướng tới kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế.
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia đang tiếp tục tổ chức các đoàn làm việc, các đoàn kiểm tra với các địa phương về công tác chuẩn bị tổ chức thi, công tác coi thi và chấm thi; kết nối thường xuyên với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các địa phương để phối hợp tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; tiếp tục triển khai công tác truyền thông, gắn với các công việc cụ thể theo tiến trình tổ chức kỳ thi. Trên cơ sở kết quả làm việc của các đoàn Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo bộ, kết quả kiểm tra của 10 đoàn kiểm tra của bộ, nếu cần thiết Ban Chỉ đạo cấp quốc gia sẽ có văn bản lưu ý các địa phương.
Bộ đã yêu cầu 63 tỉnh, thành phải thiết lập đường dây nóng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để tiếp nhận, thông tin những việc phát sinh, đặc biệt giải quyết những vấn đề liên quan tới quyền lợi thí sinh.
Hoàng Nguyên, học sinh Trường THPT Linh Trung
09:01 23/06/2023
Cho em hỏi quy định về các trường hợp vi phạm quy chế thi? Nếu vi phạm lần đầu sẽ bị xử lý thế nào, vi phạm lần thứ 2 có bị hủy kết quả thi không?
Th.S Võ Thiện Cang, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM.
Căn cứ vào Điều 54 về Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi, mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
Khiển trách:
Đối với những thí sinh phạm lỗi một lần; nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác;
Hình thức này do cán bộ coi thi (CBCT) quyết định tại biên bản được lập.
Cảnh cáo:
Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình;
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCT quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).
Đình chỉ thi:
Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ;
CBCT lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi;
Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.
Trừ điểm bài thi:
Thí sinh bị khiển trách trong khi thi bài thi nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của bài thi đó;
Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi bài thi nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của bài thi đó;
Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài;
Cho điểm 0 (không): Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;
Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài thi tiếp theo;
Việc trừ điểm bài thi nêu tại điểm c và d khoản này do Trưởng ban Chấm thi tự luận quyết định căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng môn chấm thi tự luận.
Hủy bỏ kết quả thi đối với những thí sinh:
Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này; viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp. Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.
Hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích;
Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;
Để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức;
Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung những người tham gia công tác tổ chức thi hoặc thí sinh khác;
Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Đối với các vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này.
Ngô Tị Hoài Thương, Bình Thuận
09:01 23/06/2023
Vừa qua, có một số ý kiến băn khoăn về thiết bị mang vào phòng thi có chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Th.S Lê Chí Cường, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Trường ĐH Sài Gòn
Tại điểm m, khoản 6, Điều 1, Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT, ngày 24-3-2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông có quy định rõ việc thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.
Như vậy, ngoài những vật dụng này, thí sinh không được mang vào phòng thi bất cứ vật dụng nào khác. Nếu thí sinh có vấn đề về sức khỏe, thí sinh sẽ nhận được sự chăm sóc y tế của đội ngũ y tế bố trí tại điểm thi.
Đồng thời, cán bộ coi thi, giám sát, thanh tra, kiểm tra tại điểm thi phải tăng cường sự giám sát, kịp thời phát hiện việc mang các thiết bị ngoài quy định vào phòng thi.
Võ Minh, phụ huynh ở huyện Nhà Bè
08:56 23/06/2023
Tôi thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT trong nhiều năm trở lại đây không còn nhiều áp lực như các năm trước do học sinh có nhiều phương thức xét tuyển đại học. Tuy nhiên, các cháu vẫn hết sức lo lắng do phải thi nhiều môn trong cùng thời điểm. Tôi muốn động viên con nhưng không biết nói thế nào? Mong quý thầy cô chia sẻ.
Th.S Trần Công Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Phong (quận 7, TPHCM)
Trước tiên, tôi xin chia sẻ với sự lo lắng, băn khoăn của quý phụ huynh. Thưa quý phụ huynh, lịch thi THPT đã được áp dụng nhiều năm nay và theo quan sát, ghi nhận về quá trình làm bài của học sinh, tôi thấy cũng khá hợp lí và không gây áp lực cho học sinh. Phụ huynh nên cùng con đặt mục tiêu của kì thi một cách hợp lí, không quá cao. Không nên thường xuyên hỏi con những câu hỏi khiến học sinh cảm thấy áp lực như: "Ôn xong chưa con?", "Còn nhiều không?"... Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ một số kinh nghiệm để giảm bớt sự lo lắng của học sinh trong kì thi như sau:
Thứ nhất, học sinh cần giữ gìn sức khỏe tốt trước kì thi. Vài ngày trước kì thi, học sinh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya để ôn bài và chú ý ăn uống những thực phẩm dễ tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe và uống đủ nước. Không quá lo lắng, cần giữ thái độ lạc quan sẽ tốt cho quá trình ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và làm bài thi.
Thứ hai, học sinh cần đặt mục tiêu về điểm số ở mức phù hợp để giảm bớt áp lực trong lúc làm bài. Ví dụ: đối với môn Vật lí, đặt mục tiêu 5 điểm ( 50 phút cho 20 câu hỏi) nghĩa là các em đã có thời gian cho mỗi câu hỏi gấp hai lần so với việc đặt mục tiêu 10 điểm ( 50 phút cho 40 câu hỏi). Học sinh nên chọn những câu dễ làm trước. Khi đã hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra rồi mà vẫn còn thời gian thì các em sẽ tiếp tục làm thêm những câu khó hơn để đạt điểm cao hơn.
Thứ ba, trước khi thi, học sinh cần ngủ đủ giấc, đến trường thi đúng giờ, không ăn quá no, chuẩn bị thêm bánh, sửa, khăn lau mặt khi cần, mang theo đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Thứ tư, sau khi thi xong một môn, cần tập trung nghỉ ngơi để chuẩn bị thi tốt môn tiếp theo, không nên trao đổi về môn mới thi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lí cho môn thi kế tiếp.
Trên đây là một vài chia sẻ đến quý phụ huynh. Kính chúc các em học sinh luôn bình tĩnh, tự tin và thành công. Kính chúc cả nhà luôn hạnh phúc. Trân trọng kính chào!