Chuyên gia mách bạn chế độ dinh dưỡng tăng cường đề kháng, chống chọi với đại dịch

Hầu hết mọi người khi được hỏi làm cách nào để có sức khỏe tốt, câu trả lời sẽ là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, để có được những điều này, một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể cũng phải 'khỏe' đó chính là hệ tiêu hóa. Để bảo vệ đường tiêu hóa và 'nâng cấp' hệ miễn dịch, giúp cả gia đình có đủ sức chống chọi với bệnh tật...trong mùa dịch COVID -19 đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Một hệ tiêu hóa khỏe giúp hấp thu dinh dưỡng tốt

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các cơ quan khác như: gan, mật, tụy, bài tiết tụy, mật… để giúp quá trình tiêu hóa. Vậy cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh phải có sự thông thoáng của ống tiêu hóa không có sự cản trở, và sự toàn vẹn của biểu mô bề mặt không có tình trạng viêm loét hay xuất hiện khối u thì các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa cũng như sự toàn vẹn ống tiêu hóa giúp cho sự hấp thu, vận chuyển lưu thông chất chứa trong ống tiêu hóa tốt. Với chế độ ăn uống cân đối đầy đủ các chất giúp cho ống tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng và giúp hiện tượng cân bằng nội mô là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và những yếu tố miễn dịch, tế bào miễn dịch nếu hấp thu đầy đủ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hoàn toàn.

Bên cạnh đó, trong ống tiêu hóa có một hệ thống nữa đó là hệ thống vi sinh vật tồn tại trong ống tiêu hóa nhung mao với số lượng nhiều và sự hiểu biết về nó hiện nay vẫn chưa thực sự đầy đủ. Người ta ước tính 1g chứa hơn 1000 loài vi sinh vật khác nhau. Trong đó nhiều vi khuẩn ưa khí, trẻ em mới sinh ra không có nhưng chỉ sau vài giờ sinh thì vi sinh vật phát triển nhiều, trong quá trình phát triển nếu ăn uống và sử dụng kháng sinh nhiều dẫn đến vi khuẩn có lợi chết đi từ đó dẫn đến hệ tiêu hóa bị mắc bệnh nhiều hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa tiêu hóa, BV Bạch Mai

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa tiêu hóa, BV Bạch Mai

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là phải có sự thông thoáng của ống tiêu hóa, ống tiêu hóa không có sự cản trở, không có tình trạng viêm loét hay xuất hiện khối u thì các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa mới được trơn tru và từ đó giúp cho sự hấp thu, vận chuyển lưu thông chất dinh dưỡng tốt.

Cũng theo PGS. Hồng Nếu hệ tiêu hóa bị “trục trặc”, toàn bộ hệ thống cũng hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là cơ thể không có đủ năng lượng cũng như chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.

“Nếu cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ chất sẽ giúp cho ống tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng và giúp hiện tượng cân bằng nội mô (là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt) được tốt hơn từ đó giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh hoàn toàn”, PGS. Hồng nói.

Như vậy để thấy rằng, trên thực tế hệ tiêu hóa có khỏe thì hệ miễn dịch mới khỏe sức đề kháng mới tăng được”.

Làm sao để hệ tiêu hóa khỏe?

Theo PGS. Nguyễn Thị Lâm, hệ tiêu hóa là nơi biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng và chữa lành các tế bào bị tổn thương. Nếu một trong những công đoạn của “bộ máy” này không khỏe, hoặc có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng. Do đó, nếu bảo đảm được dinh dưỡng cân đối, hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng để con người duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, giảm biến chứng, hỗ trợ miễn dịch tốt hơn .

Theo đó, chế độ ăn lành mạnh, hợp lý chính là chế độ ăn đa dạng với đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như cân đối các chất đạm ( có trong thịt, cá, trứng sữa), các chất béo (như dầu, mỡ, hầu có trong các loại hạt), chất ngũ cốc (cơm, mì, bánh mì, khoai củ…), và các vitamin khoáng chất có trong rau xanh quả chín…. đặc biệt là uống đủ nước. Có như vậy mới giúp cho ống tiêu hóa vận chuyển và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Trong khoa học về dinh dưỡng chúng ta có thực phẩm chia theo nhóm, và hàng ngày bữa ăn của chúng ta khá đầy đủ và cân đối các nhóm, Mỗi ngày, chúng ta nên ăn tối thiếu được 15 loại thực phẩm khác nhau, nếu đạt 20 thực phẩm khác nhau rất tốt.

Nên ăn tối thiếu được 15 loại thực phẩm khác nhau, nếu đạt 20 thực phẩm khác nhau mỗi ngày (ảnh minh họa)

Nên ăn tối thiếu được 15 loại thực phẩm khác nhau, nếu đạt 20 thực phẩm khác nhau mỗi ngày (ảnh minh họa)

Một bữa ăn tham khảo như sau:

Ăn chính: buổi sáng ăn một bát phở có kèm các loại rau thơm, rau gia vị và chất đạm như thị bò, gà…

Bữa trưa: Có cơm, các món canh rau cải, gừng với tôm, món xào, các chất đạm và trái cây mùa nào thức ấy.

Bữa chiều: đổi các loại rau, các chất đạm

Ngoài ra, chế độ ăn cũng cần một số thực phẩm lên men

Ngoài ra, cần phải có chế độ tập luyện, ngủ nghỉ, ăn uống đúng giờ giúp cho cơ thể có phản xạ có điều kiện là đến giờ đó sẽ có sự bài tiết giúp cho hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. giúp cho đường ruột khỏe mạnh.

PGS. Lâm cũng khuyến cáo, nên bổ sung lợi khuẩn ở các dạng uống, gói, nước, hoặc sữa chua men. Trong mùa dịch này thì tôi nghĩ ngoài chế độ ăn đa dạng thì có thể bổ sung viên uống đa vi chất kèm theo sản phẩm cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, vì một đường ruột khỏe mạnh đóng góp 80% hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-mach-ban-che-do-dinh-duong-tang-cuong-de-khang-chong-choi-voi-dai-dich--n172704.html