Chuyên gia Mỹ nêu kịch bản xung đột Mỹ-Trung trên biển Đông
Trung Quốc và Mỹ không tin tưởng lẫn nhau và căng thẳng vẫn là một vấn đề. Có ba khả năng có thể dẫn đến cuộc xung đột giữa hai nước này trên biển Đông.
Đó là nhận định của chuyên gia Mỹ Robert Farley, giảng viên cao cấp tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson. Sau đây là các phân tích cụ thể của ông.
Thật dễ dàng để tưởng tượng một cuộc đối đầu ở biển Đông. Một vụ va chạm vô tình sẽ đủ tồi tệ, một binh sỹ Trung Quốc nổ súng vào một máy bay Mỹ, tình huống có thể trở nên xấu đi rất nhanh. Và nếu một phi công Mỹ bắn vào máy bay Trung Quốc, phản ứng của công chúng Trung Quốc có thể trở nên quá mức khiến Bắc Kinh khó xử lý hợp lý.
Chắc chắn, cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn chiến tranh. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa sẵn sàng đối đầu với Mỹ. Về phần mình, Mỹ cũng muốn tránh sự hỗn loạn mà bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc sẽ tạo ra.
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra các cam kết ở biển Đông mà mỗi nước có thể khó lùi bước. Các vấn đề chính tập trung vào các nỗ lực của Trung Quốc để mở rộng (hoặc tạo) các đảo chiếm đóng, về mặt lý thuyết có thể cung cấp cơ sở cho các yêu sách đối với vùng lãnh hải. Sự kiên quyết của Mỹ về tự do hàng hải có thể khiến những căng thẳng này sôi sục. Dưới đây là ba cách mà căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến xung đột.
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng những gì mà các nhà quan sát gọi là Vạn Lý Trường Thành bằng cát, liên quan đến việc mở rộng một nhóm đảo để họ có thể hỗ trợ đường băng, vũ khí và các cơ sở lâu dài khác. Dường như Bắc Kinh cam kết bảo vệ những hòn đảo mới này như một phần không thể thiếu của lãnh thổ Trung Quốc, điều Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển không ủng hộ.
Washington có những ý tưởng khác, như thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố lãnh hải.
Triển vọng xung đột là rõ ràng. Nếu tàu hoặc máy bay của Mỹ vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố, thì các thủy thủ, binh lính và phi công Trung Quốc cần hết sức chú ý về cách họ phản ứng. Một phản ứng quân sự hóa có thể nhanh chóng dẫn đến leo thang, đặc biệt là nếu các lực lượng Mỹ chịu bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng nào. Cũng dễ hiểu về một kịch bản xây dựng đảo khiến Trung Quốc bị lôi kéo chống lại một nước ASEAN. Trong trường hợp như vậy, một cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ có thể đưa Trung Quốc vào thế khó xử so với bên thứ ba.
Trung Quốc và Mỹ đã tiến gần đến xung đột khi xảy ra các vụ va chạm máy bay. Một chiếc P-3 Orion của Mỹ va chạm với máy bay đánh chặn J-8 của hải quân PLA vào năm 2001 đã dẫn đến nhiều tuần buộc tội và thương lượng trước khi phi hành đoàn P-3 được đưa trở lại Mỹ và máy bay đã được trả lại trong container.
Nếu Trung Quốc quyết định đi trước và tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn nữa. Mỹ đã làm ngơ AIDIZ mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông, nhưng Trung Quốc có lợi ích lớn hơn và sự hiện diện lớn hơn ở biển Đông. Một tuyên bố khác gần như chắc chắn sẽ gây ra phản ứng tương tự từ Mỹ, đưa máy bay của Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau.
Chiến tranh là rất ít khả năng, nhưng không phải là không thể. Điểm chung cho tất cả các kịch bản này là khả năng dư luận Trung Quốc (hoặc ít có khả năng là người Mỹ) có thể trở nên quá căng thẳng.