Chuyện tình mãnh liệt sau chiếc bánh trung thu
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về ngày lễ này, Trung Quốc cũng không ngoại lệ với chuyện tình yêu giữa nữ thần xinh đẹp và thông minh Chang'e và chồng cô, một cung thủ nổi tiếng tên Hou Yi...
Trung thu đúng như tên gọi của nó là thời điểm vào giữa mùa thu tức ngày rằm (ngày 15) tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, rước đèn, múa lân và không thể thiếu việc ăn bánh trung thu như một truyền thống.
Ngày lễ này có từ hơn 3.000 năm trước ở Trung Quốc, nhưng dần được tổ chức rộng rãi trên khắp Châu Á bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore..
Câu chuyện dân gian về tình yêu bất tử cùng sự phản bội
Tết Trung thu kỷ niệm ngày mặt trăng được cho là tròn nhất và đầy đặn nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian luôn nhắc đến câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng Nga khi nói về ngày trung thu.
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về ngày lễ này, Trung Quốc cũng không ngoại lệ với chuyện tình yêu giữa nữ thần xinh đẹp và thông minh Chang'e và chồng cô, một cung thủ nổi tiếng tên Hou Yi - mà Cẩm nang Thần thoại Trung Quốc của các chuyên gia dân gian tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh đề cập.
Theo từng vùng mà câu chuyện đều có những chi tiết khác nhau, một phiên bản phổ biến kể về cách Yi cứu thế giới phàm trần khi 10 mặt trời bất ngờ mọc trên bầu trời trong một năm. Cung thủ đã bắn hạ 9 trong số những mặt trời đó, mang lại cho anh ta một loại thuốc trường sinh bất tử từ Xi Wangmu, nữ hoàng bất tử của phương Tây. Tuy nhiên thay vì nhận lấy vị thuốc quý, anh chọn ở lại thế giới phàm trần bằng tình yêu của mình, và đưa lọ thuốc cho Chang'e.
Biết được thuốc tiên này, người học nghề của Yi tên Feng Meng đã đột nhập vào nhà của Yi trong khi anh đang đi săn. Khi hắn buộc Chang'e đưa thuốc cho mình, cô một mực từ chối và đã nuốt luôn thứ thuốc đó rồi bay lên trời. Vì cô không muốn xa chồng nên đã chọn sống trên mặt trăng. Khi Yi trở về nhà và biết về những sự việc đã xảy ra, anh đau khổ đem hết trái cây và bánh ngọt bày trong sân nhà để tưởng niệm người vợ.
Khi mọi người xung quanh biết chuyện xảy ra, ai nấy đều xót xa cho đôi trẻ và cũng quyết định thờ mặt trăng vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trăng sáng và tròn trịa nhất.
Ngày lễ được kỷ niệm như thế nào?
Lễ vật không thể thiếu ngày trung thu chính là bánh trung thu. Bánh trung thu thường được ăn sau bữa tối cùng trà nóng trong khi cả nhà quây quần cùng nhau chiêm ngưỡng mặt trăng. Mọi người cũng trang trí đường phố, nhà cửa bằng đèn lồng để kỷ niệm ngày lễ.
Bánh trung thu rất phổ biến trong mâm cỗ Tết trung thu ở Trung Quốc cũng như các nước Đông Nam Á. Mọi người có lẽ đều quen thuộc với bánh trung thu truyền thống, được làm bằng bột hạt sen dày bọc quanh một hoặc hai lòng đỏ trứng vịt muối, và được phủ một lớp vỏ bánh mỏng.
Hiện nay bánh được biến thể tùy thuộc trên khu vực hoặc các nước khác nhau. Có nơi thì đổ đầy nhân với hoa và giăm bông, có nơi lại làm bánh lớp vỏ mỏng và nhân thịt. Bánh trung thu cũng nổi tiếng nhờ sự tinh tế của hương vị đậu đỏ, đậu xanh.
Bên cạnh những loại bánh truyền thống, bánh trung thu ngày nay đã được truyền các yếu tố mới sáng tạo, bao gồm làm nhân kem tươi, vỏ bánh lạnh với hương vị như sô cô la và vani.