CIA 'mắt nhắm mắt mở': Triều Tiên mua được 87 trực thăng Mỹ

Triều Tiên liên tục bị Mỹ bao vây cấm vận trên 70 năm qua, về mặt lý thuyết, hai nước vẫn đang ở trạng thái chiến tranh; vậy làm thế nào, mà Bình Nhưỡng có được trực thăng hiện đại do Mỹ sản xuất?

Vào ngày 27/7/2013, Triều Tiên đã tiến hành duyệt binh kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc chiến trên bán đảo, với sự tham gia của nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại; trong đó có 4 chiếc trực thăng MD 500E hạng nhẹ do Mỹ sản xuất bay qua Lễ đài. Thậm chí chúng còn được mang tên lửa chống tăng có điều khiển.

Vào ngày 27/7/2013, Triều Tiên đã tiến hành duyệt binh kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc chiến trên bán đảo, với sự tham gia của nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại; trong đó có 4 chiếc trực thăng MD 500E hạng nhẹ do Mỹ sản xuất bay qua Lễ đài. Thậm chí chúng còn được mang tên lửa chống tăng có điều khiển.

Trên thực tế, đây là lần đầu tiên, Bình Nhưỡng xác nhận đã sở hữu phi đội 87 chiếc trực thăng MD 500 do Mỹ chế tạo; số trực thăng này, họ đã bí mật mua chính của Mỹ từ 25 năm trước; đồng thời Triều Tiên đã giữ bí mật về số trực thăng này trong nhiều thập kỷ.

Trên thực tế, đây là lần đầu tiên, Bình Nhưỡng xác nhận đã sở hữu phi đội 87 chiếc trực thăng MD 500 do Mỹ chế tạo; số trực thăng này, họ đã bí mật mua chính của Mỹ từ 25 năm trước; đồng thời Triều Tiên đã giữ bí mật về số trực thăng này trong nhiều thập kỷ.

Trực thăng hạng nhẹ MD 500 là phiên bản dân sự của trực thăng trinh sát hạng nhẹ OH-6 Cayuse nổi tiếng, do công ty McDonnell Douglas phát triển; được đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ từ những năm 1960. Với hình dáng đặc biệt nhỏ gọn, hình quả trứng, nên tại chiến trường Việt Nam, nó được gọi là "trực thăng cán gáo".

Trực thăng hạng nhẹ MD 500 là phiên bản dân sự của trực thăng trinh sát hạng nhẹ OH-6 Cayuse nổi tiếng, do công ty McDonnell Douglas phát triển; được đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ từ những năm 1960. Với hình dáng đặc biệt nhỏ gọn, hình quả trứng, nên tại chiến trường Việt Nam, nó được gọi là "trực thăng cán gáo".

OH-6 Cayuse được sử dụng rộng rãi để vận chuyển thương binh, hộ tống những trực thăng vận tải không được vũ trang; trinh sát lực lượng đối phương ở tầm thấp và hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất bằng súng máy và rocket.

OH-6 Cayuse được sử dụng rộng rãi để vận chuyển thương binh, hộ tống những trực thăng vận tải không được vũ trang; trinh sát lực lượng đối phương ở tầm thấp và hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất bằng súng máy và rocket.

Ưu điểm của OH-6 Cayuse là giá rất rẻ, chỉ 20.000 USD/chiếc (thời giá năm 1962); nhưng chúng rất nhanh nhẹn và đủ nhỏ, nhẹ để hạ cánh ở những nơi mà các máy bay trực thăng khác không thể.

Ưu điểm của OH-6 Cayuse là giá rất rẻ, chỉ 20.000 USD/chiếc (thời giá năm 1962); nhưng chúng rất nhanh nhẹn và đủ nhỏ, nhẹ để hạ cánh ở những nơi mà các máy bay trực thăng khác không thể.

Tuy nhiên, chúng cũng phải đối mặt với hỏa lực của đối phương. Đã có 842 trong số 1.400 chiếc OH-6A bị bắn hạ khi hoạt động tại chiến trường Miền Nam Việt Nam. Các phiên bản nâng cấp vũ trang MH-6 và AH-6 “Little Bird” tiếp tục phục vụ quân đội Mỹ hiện nay ở châu Phi và Trung Đông.

Tuy nhiên, chúng cũng phải đối mặt với hỏa lực của đối phương. Đã có 842 trong số 1.400 chiếc OH-6A bị bắn hạ khi hoạt động tại chiến trường Miền Nam Việt Nam. Các phiên bản nâng cấp vũ trang MH-6 và AH-6 “Little Bird” tiếp tục phục vụ quân đội Mỹ hiện nay ở châu Phi và Trung Đông.

Quay trở lại những năm 1980, McDonnell Douglas nhận được đơn đặt hàng 102 trực thăng MD 500 từ Delta-Avia Fluggerate, một công ty xuất nhập khẩu được đăng ký tại Tây Đức, dưới tên doanh nhân Kurt Behrens.

Quay trở lại những năm 1980, McDonnell Douglas nhận được đơn đặt hàng 102 trực thăng MD 500 từ Delta-Avia Fluggerate, một công ty xuất nhập khẩu được đăng ký tại Tây Đức, dưới tên doanh nhân Kurt Behrens.

Từ năm 1983 đến năm 1985, công ty Associated Industries của Mỹ đã chuyển 86 chiếc trực thăng MD 500 phiên bản D và E và một chiếc Hughes 300 (một loại thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ giành cho hai người), thông qua sáu chuyến hàng xuất khẩu của Delta Avia tới Nhật Bản, Nigeria, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Từ năm 1983 đến năm 1985, công ty Associated Industries của Mỹ đã chuyển 86 chiếc trực thăng MD 500 phiên bản D và E và một chiếc Hughes 300 (một loại thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ giành cho hai người), thông qua sáu chuyến hàng xuất khẩu của Delta Avia tới Nhật Bản, Nigeria, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Vào tháng 2/1985, Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ rằng, họ đã phát hiện ra một số bất thường trong hoạt động của công ty và một số tuyên bố gian dối về điểm đến của lô hàng. Ví dụ, 15 chiếc trực thăng được dỡ hàng tại Rotterdam, bề ngoài là để lắp đặt thiết bị đặc biệt, sau đó được bốc dỡ lên tàu chở hàng Prorokov của Liên Xô, sau đó tàu Prorokov cập cảng Triều Tiên.

Vào tháng 2/1985, Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ rằng, họ đã phát hiện ra một số bất thường trong hoạt động của công ty và một số tuyên bố gian dối về điểm đến của lô hàng. Ví dụ, 15 chiếc trực thăng được dỡ hàng tại Rotterdam, bề ngoài là để lắp đặt thiết bị đặc biệt, sau đó được bốc dỡ lên tàu chở hàng Prorokov của Liên Xô, sau đó tàu Prorokov cập cảng Triều Tiên.

Tương tự, một tàu chở hàng đi Nhật Bản, nhưng đã chuyển hai trực thăng cho một tàu chở hàng của Triều Tiên ở Hong Kong. Trên thực tế, anh em nhà Semler điều hành Associated Industries, là chủ sở hữu bí mật của công ty Delta Avia.

Tương tự, một tàu chở hàng đi Nhật Bản, nhưng đã chuyển hai trực thăng cho một tàu chở hàng của Triều Tiên ở Hong Kong. Trên thực tế, anh em nhà Semler điều hành Associated Industries, là chủ sở hữu bí mật của công ty Delta Avia.

Mặc dù 87 chiếc trực thăng MD 500 đã được chuyển giao, 15 chiếc còn lại đã bị thu giữ và Semlers đã bị xét xử vào năm 1987, vì vi phạm luật cấm xuất khẩu hàng hóa sang Triều Tiên.

Mặc dù 87 chiếc trực thăng MD 500 đã được chuyển giao, 15 chiếc còn lại đã bị thu giữ và Semlers đã bị xét xử vào năm 1987, vì vi phạm luật cấm xuất khẩu hàng hóa sang Triều Tiên.

Người ta cáo buộc rằng Fluggeratte chỉ đơn giản là công ty bình phong, để vận chuyển máy bay cho Triều Tiên và họ đã được hứa trả 10 triệu USD khi hoàn thành thương vụ. Tình báo Mỹ cũng phát hiện các khoản thanh toán đã được thông qua các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ.

Người ta cáo buộc rằng Fluggeratte chỉ đơn giản là công ty bình phong, để vận chuyển máy bay cho Triều Tiên và họ đã được hứa trả 10 triệu USD khi hoàn thành thương vụ. Tình báo Mỹ cũng phát hiện các khoản thanh toán đã được thông qua các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ.

Công ty McDonnell Douglas đã bị lừa khi bán gần một trăm trực thăng trinh sát, cho một quốc gia vẫn được coi là có chiến tranh với Mỹ. Tuy nhiên, anh em nhà Semler được giảm nhẹ hình phạt, để đổi lấy sự nhận tội, khi cho rằng công ty Behrens đã đánh lừa họ, trong đích đến của số trực thăng trên.

Công ty McDonnell Douglas đã bị lừa khi bán gần một trăm trực thăng trinh sát, cho một quốc gia vẫn được coi là có chiến tranh với Mỹ. Tuy nhiên, anh em nhà Semler được giảm nhẹ hình phạt, để đổi lấy sự nhận tội, khi cho rằng công ty Behrens đã đánh lừa họ, trong đích đến của số trực thăng trên.

Sau nay, CIA tiết lộ là đã biết về hoạt động buôn lậu, nó đã được điều hành bởi một tùy viên quân sự Triều Tiên ở Tây Đức, và được hỗ trợ bởi một công ty vận tải đường bộ của Liên Xô. Tuy nhiên, CIA từ chối thông báo cho các nhà chức trách dân sự, vì sợ hệ lụy do đã nghe trộm điện thoại đại sứ quán.

Sau nay, CIA tiết lộ là đã biết về hoạt động buôn lậu, nó đã được điều hành bởi một tùy viên quân sự Triều Tiên ở Tây Đức, và được hỗ trợ bởi một công ty vận tải đường bộ của Liên Xô. Tuy nhiên, CIA từ chối thông báo cho các nhà chức trách dân sự, vì sợ hệ lụy do đã nghe trộm điện thoại đại sứ quán.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Quân đội Triều Tiên muốn mua MD 500? Các mẫu trực thăng dân sự nay chắc chắn không sở hữu bất kỳ công nghệ tiên tiến, hay thiết bị quân sự chuyên dụng nào mà Triều Tiên hoặc Liên Xô phải quá "hy sinh" để có được?

Câu hỏi đặt ra là tại sao Quân đội Triều Tiên muốn mua MD 500? Các mẫu trực thăng dân sự nay chắc chắn không sở hữu bất kỳ công nghệ tiên tiến, hay thiết bị quân sự chuyên dụng nào mà Triều Tiên hoặc Liên Xô phải quá "hy sinh" để có được?

Câu trả lời là rất có thể, Triều Tiên dùng trực thăng MD 500 để xâm nhập qua khu vực phi quân sự, tiến hành các cuộc đột kích bất ngờ và đưa gián điệp, biệt kích vào lãnh thổ Hàn Quốc, phá hoại các trung tâm liên lạc và đường tiếp tế, đồng thời gây hoảng loạn.

Câu trả lời là rất có thể, Triều Tiên dùng trực thăng MD 500 để xâm nhập qua khu vực phi quân sự, tiến hành các cuộc đột kích bất ngờ và đưa gián điệp, biệt kích vào lãnh thổ Hàn Quốc, phá hoại các trung tâm liên lạc và đường tiếp tế, đồng thời gây hoảng loạn.

Khi biết tin về việc Triều Tiên "mua lậu" được gần trăm chiếc trực thăng MD 500, tổng thống Hàn Quốc khi đó là Chun Doo-hwan đã tức giận lên tiếng chỉ trích Washington, vì đã "vô tình tiếp tay" cho Triều Tiên, xâm nhập Hàn Quốc dễ dàng hơn.

Khi biết tin về việc Triều Tiên "mua lậu" được gần trăm chiếc trực thăng MD 500, tổng thống Hàn Quốc khi đó là Chun Doo-hwan đã tức giận lên tiếng chỉ trích Washington, vì đã "vô tình tiếp tay" cho Triều Tiên, xâm nhập Hàn Quốc dễ dàng hơn.

Phi vụ qua mặt để mua thành công 87 chiếc trực thăng là kỳ tích hiếm hoi của Triều Tiên, khi trong hoàn cảnh bị Mỹ cấm vận hết sức ngặt nghèo, nhưng họ vẫn có thể mua được máy bay từ đối thủ không đội trời chung. Điều này cho thấy, trong cuộc sống nhiều khi con voi vẫn có thể "chui lọt lỗ kim". Nguồn ảnh: RT.

Phi vụ qua mặt để mua thành công 87 chiếc trực thăng là kỳ tích hiếm hoi của Triều Tiên, khi trong hoàn cảnh bị Mỹ cấm vận hết sức ngặt nghèo, nhưng họ vẫn có thể mua được máy bay từ đối thủ không đội trời chung. Điều này cho thấy, trong cuộc sống nhiều khi con voi vẫn có thể "chui lọt lỗ kim". Nguồn ảnh: RT.

Trực thăng MD 500 với khả năng chở đặc nhiệm cực tốt và độ cơ động rất cao, có thể hạ cánh ở gần như bất cứ đâu. Nguồn: Militaryreview.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cia-mat-nham-mat-mo-trieu-tien-mua-duoc-87-truc-thang-my-1511337.html