Clip: Cận cảnh rồng Komodo hạ gục trâu nước to lớn bằng chiêu độc
Đoạn video được các nhà khoa học ghi lại tỉ mỉ, theo đó đây là cảnh săn mồi điệu nghệ của rồng Komodo. Chỉ với một 'chiêu' độc, chú rồng đã nhanh chóng hạ gục trâu nước.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, với chiều dài trung bình từ 2-3m. Vì các đặc điểm sinh học chỉ cho phép Komodo sinh sống tại Indonesia, nên chúng ta không thể tìm loài động vật quý giá này ở bất cứ nơi nào trên Trái đất. Theo các nhà khoa học, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm.
Vốn là loài ăn thịt hung dữ, rồng Komodo "sở hữu" bộ hàm cực khỏe, hàm răng cưa giống răng cá mập; đặc biệt, loài này cực kỳ “phàm ăn”. Rồng Komodo rất phàm ăn và món ăn yêu thích của chúng là các loại thịt. Chúng tấn công các con mồi như hươu, dê, lợn rừng, chó và đôi khi chính là con người.
Loài rồng này còn sẵn sàng ăn thịt chính đồng loại của mình khi không tìm thấy con mồi nào. Do vậy, có thể dễ hiểu tại sao, sau khi hết thời gian được mẹ bảo vệ, che chở, các chú rồng con Komodo phải leo lên cây sống ẩn dật để tránh bị ăn thịt, và kẻ thù có thể chính là mẹ của chúng.
Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và “tiêm” chất độc vào cơ thể con mồi. Vì thân hình cồng kềnh nên chúng sẽ để con mồi bỏ chạy. Tuy nhiên, con mồi đó sẽ dần bị tê liệt do tác dụng của nọc độc. Loại nọc này tác động rất nhanh vào con mồi, gây sốc, đau quặn ở bụng, giảm huyết áp và thân nhiệt, tăng lưu thông máu.
Đặc biệt, chất độc này khiến dãn mạch máu làm máu không đông, gây tê liệt thần kinh khiến con mồi nhanh chóng mất máu mà chết. Điều này giúp rồng Komodo không cần đuổi theo, vừa tránh được những nguy hiểm khác. Nọc độc này cực kỳ nguy hiểm, kết hợp với cú cắn giật và sâu tựa như cá mập, chúng gần như ngay lập tức đi vào cơ thể con mồi rồi phát tác.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)