Clip: Kinh ngạc xem robot giải mã khối rubik trong nháy mắt
Với tốc độ xoay khối rubik như 'máy khâu', có lẽ bạn chưa kịp hết ngạc nhiên thì cỗ máy này đã giải mã xong khối rubik 3x3 rồi.
Rubik là một trò chơi trí tuệ giải khối lập phương thú vị và hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, rất tốt cho trẻ để giải trí đồng thời rèn luyện trí thông minh và tư duy. Tên của trò chơi được đặt theo người phát minh ra nó là Erno Rubik, người Hungary.
Ra đời năm 1974, khối Rubik đầu tiên là một khối hình lập phương với 3 x 3 x 3 và 6 màu sắc gồm cam, đỏ, xanh lá, vàng, màu trắng và xanh dương. Nhưng hiện nay khối Rubik rất đa dạng giúp người chơi có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn.
Khối Rubik sẽ được xáo trộn các màu lên và người chơi phải dùng tư duy để giải bài toán đưa mỗi mặt về cùng một màu theo các quy ước của trò chơi đã được thiết lập cố định. Mục tiêu để hoàn thành trò chơi là đưa khối Rubik về hình dạng sao cho có 6 mặt màu đồng nhất.
Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ, việc sẽ chỉ mất chưa đầy 1 giây. Trước đó kỷ lục Guinness ghi nhận chú robot có tên Sub1 đã giải mã khối rubik 3x3 chỉ trong thời gian 0,647 giây, là cỗ máy giải mã rubik 3x3 thanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, thành tích này có lẽ đã đến lúc bị hạ bệ, bởi mới đây, một nhóm 2 kỹ sư đã chế tạo ra một con robot khác có khả năng xoay rubik trong thời gian ngắn hơn rất nhiều, cụ thể nó chỉ cần có 0,38 giây!
Theo Ben Katz và Jared Di Carlo, 2 cha đẻ của cỗ máy "Rubik's Contraption" này thì robot của họ có thể thao tác xoay rubik ở tốc độ "máy khâu" như vậy là do được trang bị 6 động cơ Kollmorgen ServoDisc U9, thường được dùng cho các cánh tay robot có độ chính xác, tốc độ cao và được gắn một cặp camera PlayStation Eye để phân tích và tính toán cách xoay rubik sao cho rút ngắn thời gian nhanh nhất có thể.
Chú robot này sử dụng một cặp camera PlayStation Eye để phân tích và tính toán cách xoay rubik sao cho rút ngắn thời gian nhanh nhất có thể. Các kỹ sư cho biết, họ cũng thiết kế các bộ điều khiển đặc biệt cho 6 động cơ để đảm bảo, chỉ có một bước giải rubik diễn ra tại một thời điểm, đề phòng các bước giải rubik bị chồng chéo lên nhau, phòng tránh tối đa trường hợp làm khối rubik bị phá hỏng.
Để đạt được kết quả ấn tượng trên, nhóm kỹ sư đã làm hỏng rất nhiều khối rubik khi thử nhiệm, chỉ cần sai sót 1 phần trăm giây thôi cũng đủ thử nhiệm thất bại.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)