Có ai bị thủy đậu đến 2 lần?
Gia đình tôi đang có người mắc thủy đậu. Xin hỏi tôi từng bị bệnh này khi còn nhỏ, vậy tôi có nguy cơ tái nhiễm không?
Gia đình tôi đang có người mắc thủy đậu. Xin hỏi tôi từng bị bệnh này khi còn nhỏ, vậy tôi có nguy cơ tái nhiễm không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Khả năng miễn dịch sau khi nhiễm thủy đậu kéo dài và các trường hợp mắc bệnh thủy đậu thứ hai được coi là hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Thông thường, sau khi mắc bệnh thủy đậu, trẻ thường hình thành khả năng miễn dịch suốt đời và sẽ không mắc bệnh nữa. Nhưng đôi khi, khả năng miễn dịch của trẻ đối với virus không hoàn chỉnh nên có thể bị nhiễm thủy đậu lần thứ hai.
Trường hợp có nhiều khả năng bị nhiễm thủy đậu lần thứ hai trong đời nếu:
Mắc bệnh thủy đậu lần đầu tiên khi còn rất nhỏ - đặc biệt là khi dưới 6 tháng tuổi.
Bị nhiễm thủy đậu rất nhẹ (cận lâm sàng) ở lần đầu tiên mắc bệnh.
Có vấn đề với hệ thống miễn dịch.
Nếu tổng thể bạn khỏe mạnh, bạn có thể không cần lo lắng về việc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng nếu mắc bệnh thủy đậu lần thứ hai.
Ngoài ra, khi bạn còn nhỏ và mắc thủy đậu, cơ thể có thể chống lại virus gây bệnh thủy đậu (varicella-zoster) nhưng không loại bỏ được nó. Virus này ẩn nấp ở đâu đó dưới đáy dây thần kinh ở cơ thể trong nhiều năm.
Vào một thời điểm nào đó khi bạn già đi, khoảng 50 hoặc thậm chí hơn 60 tuổi, virus quyết định "thức dậy" và tiếp tục gây bệnh. Cơn đau và phát ban lại bắt đầu, nhưng lần này nó phát triển thành bệnh zona thần kinh (giời leo).
Ngày nay, hầu hết trẻ em đều được chủng ngừa thủy đậu nên trường hợp mắc bệnh thủy đậu, đặc biệt là tái nhiễm, không phổ biến.
Đa số trẻ em mắc bệnh thủy đậu sẽ có miễn dịch tự nhiên và không cần tiêm vaccine thủy đậu nữa. Tuy nhiên, bạn có thể cho trẻ tiêm phòng nếu trẻ mắc bệnh rất nhẹ hoặc mắc khi còn quá bé (dưới 6 tháng tuổi).
Nguồn Znews: https://znews.vn/co-ai-bi-thuy-dau-den-2-lan-post1456043.html