Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới, số lượng thép đủ xây 63 tháp Eiffel?
Con đập thủy điện này nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Nhà máy này có thể sản xuất được khoảng 22.500 MW điện. Chi phí xây dựng con đập này không hề nhỏ, lên tới 37 tỷ USD.
1. Con đập nào sau đây lớn nhất thế giới?
A. Đập Tam Hiệp
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập thủy điện lớn nhất thế giới, với công suất siêu khủng lên tới 22.500 MW.Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, chặn trên sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc. Con đập nằm giữa thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh). Đây là vị trí uốn khúc quanh co hiểm trở, nhưng sở hữu lượng nước dồi dào quanh năm.
B. Đập Xiluodu
C. Đập Guri
2. Chi phí cho con đập Tam Hiệp lên tới bao nhiêu tỷ USD?
A. 27 tỷ USD
B. 37 tỷ USD
Câu trả lời đúng là đáp án B: Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Nhà máy này có thể sản xuất được khoảng 22.500 MW điện. Chi phí xây dựng con đập này không hề nhỏ, lên tới 37 tỷ USD.Đập bắt đầu xây từ năm 1994 và phải tới năm 2012 mới chính thức hoàn thành. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
C. 47 tỷ USD
3. Đập Tam Hiệp làm từ bao nhiêu tấn thép?
A. 460.000 tấn thép
B. 462.000 tấn thép
C. 463.000 tấn thép
Câu trả lời đúng là đáp án C: Được làm từ bê tông và thép, đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 m so với nền đá. Mực nước đập cao tối đa 175 m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Nhà máy điện khổng lồ có tới 32 tuốc-bin chính và 2 máy phát điện nhỏ. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW, kèm 2 máy phát điện là 100 MW. Con đập này thậm chí có khả năng làm chậm vòng quay của Trái Đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ là vô cùng lớn.Tháng 7/2019 lộ dữ liệu trên Google vệ tinh cho thấy con đập bị biến dạng thấy rõ. Nếu đập Tam Hiệp vỡ, theo ước tính, có thể một nửa dân số Trung Quốc sẽ phải chịu thảm họa.
4. Đập Tam Hiệp cũng là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới, đúng hay sai?
A. Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đập Tam Hiệp cũng là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. 34 máy phát điện của đập có thể sản sinh ra 22,5 triệu kw điện. Các máy phát điện chính nặng khoảng 6.000 tấn mỗi máy, là sản phẩm của nhiều liên doanh công nghệ hàng đầu như Alstom, ABB Group, General Electric, Siemens... Đa phần các máy đều có hệ thống tản nhiệt bằng nước hoặc không khí, giúp tiết kiệm và dễ bảo trì hơn.
B. Sai
5. Đập nào sau đây theo tiếng dân da đỏ có nghĩa là “hòn đá biết hát” và được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại?
A. Đập Itaipu
Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 5/11/1982, Itaipu - đập thủy điện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ và là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước láng giềng Brazil và Paraguay, được khánh thành. Con đập này nằm ở biên giới giữa Brazil-Paraguay, với tổng vốn đầu tư lên tới 20 tỷ USD. Công suất của nhà máy này có thể đạt tới 14.000 MW. Hiện nay, Itaipu đáp ứng khoảng 15% nhu cầu sử dụng điện tại Brazil và khoảng 75% lượng điện được sử dụng tại Paraguay. Đập thủy điện Itaipu theo tiếng thổ dân da đỏ có nghĩa là “hòn đá biết hát”. Đập Itaipu đưa vào sử dụng từ năm 1984 và từng đạt kỷ lục thế giới về sản lượng điện năng. Số lượng bê tông để xây con đập này theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel. Thời điểm thi công cao độ, công trường đã phải huy động tới 30 nghìn công nhân.Itaipu được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan.
B. Đập Xiluodu
C. Đập Guri
6. Đập nào sau đây là dự án thủy điện lớn đầu tiên của Brazil được xây dựng bên trong rừng rậm Amazon?
A. Đập Guri
B. Đập Tucurui
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đây là dự án thủy điện lớn đầu tiên của Brazil được xây dựng bên trong rừng rậm Amazon. Thủy điện Tucurui có thể tạo ra sản lượng điện khoảng 8.370 MW. Đập Tucurui cung cấp điện tới 13 triệu người và 60% lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp, tạo ra khoảng 2.000 công ăn việc làm. Nhưng việc xây dựng đập cũng thu hút một số lượng lớn người di cư đến khu vực này dẫn đến nạn phá rừng và nhiều tác động tiêu cực khác.
C. Đập Grand Coulee
7. Con đập nào trong những đập sau đây có vai trò điều tiết khí hậu trong khu vực vì ngăn các dòng sông bị đóng băng vào mùa đông?
A. Đập Krasnoyarsk
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nhà máy thủy điện Krasnoyarsk nằm ở Nga. Con đập này có thể tạo ra 6.000 MW điện năng. Đập thủy điện Krasnoyarsk có vai trò điều tiết khí hậu trong khu vực, vì nó có thể giải phóng nguồn nước không bị đóng băng và ngăn các dòng sông bị đóng băng vào mùa đông. Đập Krasnoyarsk cao 124 mét nằm trên sông Yenisey, cách thượng nguồn Krasnoyarsk ở Divnogorsk, Nga khoảng 30 km. Nơi này được xây dựng tròng vòng 16 năm từ năm 1956 đến năm 1972 và cung cấp năng lượng khoảng hơn 6 triệu kilowatt và năng lượng này dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất của KrAZ (Krasnoyarsky Aluminievyy ZAV, Nhà máy Nhôm Krasnoyarsk - nhà máy nhôm lớn thứ hai trên thế giới).
B. Đập Tucurui
C. Đập Grand Coulee
Số câu trả lời đúng