Có gì đặc biệt trong chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ?

Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến thăm Mông Cổ nhằm khuyến khích một trong những cộng đồng Công giáo nhỏ nhất và mới nhất trên thế giới.

Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ trên chuyến bay A330 của hãng hàng không ITA (Italy). (Nguồn: Vatican Media)

Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ trên chuyến bay A330 của hãng hàng không ITA (Italy). (Nguồn: Vatican Media)

Đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng đến thăm quốc gia châu Á không giáp biển này. Điều đáng chú ý, chuyến bay chở Giáo hoàng Francis đến Mông Cổ qua không phận Trung Quốc đã tạo cơ hội hiếm có cho người đứng đầu Tòa thánh Vatican gửi một bức điện với “những lời chúc tốt đẹp” tới Chủ tịch Tập Cận Bình và người dân nước này.

Giáo hoàng Francis cũng gửi thông điệp tới lãnh đạo của các quốc gia khác mà chuyến bay kéo dài gần 10 tiếng đồng hồ đi qua, trong đó có Bosnia Herzegovina, Montenegro, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Azerbaijan, Kazakhstan… Theo AP, nghi thức Vatican yêu cầu Giáo hoàng gửi lời chào như vậy bất cứ khi nào ông bay qua nước ngoài.

Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batmunkh Battsetseg đón Giáo hoàng Francis tại sân bay quốc tế Chinggis Khaan. (Nguồn: Reuters)

Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batmunkh Battsetseg đón Giáo hoàng Francis tại sân bay quốc tế Chinggis Khaan. (Nguồn: Reuters)

Chào đón Giáo hoàng Francis tại sân bay quốc tế Chinggis Khaan là Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Batmunkh Battsetseg cùng đông đảo người dân. Một phụ nữ Mông Cổ trong trang phục truyền thống mời vị khách quý một cốc sữa chua khô – theo nghi thức chào đón truyền thống của nước này.

Mông Cổ là quốc gia thứ 43 Giáo hoàng Francis viếng thăm trong hơn 10 năm kể từ khi được chọn làm người đứng đầu Tòa thánh Vatican vào tháng 3/2013.

Một bạn nhỏ Mông Cổ thể hiện sự thành kính với Giáo hoàng Francis. (Nguồn: AP)

Một bạn nhỏ Mông Cổ thể hiện sự thành kính với Giáo hoàng Francis. (Nguồn: AP)

Giáp biên giới Nga ở phía Bắc và Trung Quốc ở phía Nam, Mông Cổ cũng là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai trên thế giới với sa mạc Gobi rộng lớn bao phủ 1/3 lãnh thổ. Đất nước thảo nguyên này là quê hương của 1.450 người Công giáo – chiếm đưa đầy 1% trong tổng số 3,3 triệu dân (khoảng 30% dân số là dân du mục hoặc bán du mục).

Chia sẻ với các nhà báo trên chuyến bay A330 của hãng hàng không ITA (Italy), Giáo hoàng Francis cho hay, đến thăm Mông Cổ là gặp gỡ “một dân tộc nhỏ bé nhưng có một nền văn hóa lớn”.

Niềm vui của người dân với sự hiện diện của người đứng đầu Tòa thành Vatican tại đất nước thảo nguyên. (Nguồn: Reuters)

Niềm vui của người dân với sự hiện diện của người đứng đầu Tòa thành Vatican tại đất nước thảo nguyên. (Nguồn: Reuters)

Khẩu hiệu chuyến tông du Mông Cổ kéo dài 4 ngày của Giáo hoàng Francis là “Cùng nhau hy vọng”. Trong bài phát biểu trước thềm chuyến thăm, Giáo hoàng Francis khẳng định đây là “cơ hội gặp gỡ một Giáo hội tuy nhỏ về số lượng nhưng sống động trong đức tin và lớn lao trong đức ái cũng như tiếp xúc gần với một dân tộc cao quý, khôn ngoan với truyền thống tôn giáo mạnh mẽ mà tôi có vinh dự được biết”…

Giáo hoàng Francis trải qua ca phẫu thuật thoát vị thành bùng vào tháng Sáu và cơn đau đầu gối liên tục khiến ông phải ngồi xe lăn. (Nguồn: AP)

Giáo hoàng Francis trải qua ca phẫu thuật thoát vị thành bùng vào tháng Sáu và cơn đau đầu gối liên tục khiến ông phải ngồi xe lăn. (Nguồn: AP)

Chuyến đi này là chuyến đi thứ hai của Giáo hoàng Francis tới châu Á trong một năm qua, sau chuyến thăm Kazakhstan vào tháng 9, nhấn mạnh tầm quan trọng địa chính trị của khu vực này. Theo ông Michel Chambon, học giả về Công giáo ở châu Á, đây là “một nỗ lực rõ ràng của Tòa thánh nhằm chăm sóc Trung Á và không phó mặc cho Nga hay Trung Quốc”.

Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ là một sự kiện được trông đợi ở quốc gia nổi bật với sự giao thoa của các tôn giáo và tín ngưỡng qua nhiều thế kỷ. (Nguồn: Reuters)

Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Mông Cổ là một sự kiện được trông đợi ở quốc gia nổi bật với sự giao thoa của các tôn giáo và tín ngưỡng qua nhiều thế kỷ. (Nguồn: Reuters)

Giáo hoàng người Argentina từ lâu đã ưu tiên đến thăm các cộng đồng Công giáo ở nơi mà ông gọi là vùng ngoại vi so với các trung tâm Công giáo toàn cầu. Giáo hoàng Francis đã phong các Hồng y ở những cộng đồng này để thể hiện tầm ảnh hưởng phổ quát của Giáo hội Công giáo gồm 1,3 tỷ người, trong đó có người đứng đầu giáo hội Mông Cổ, Hồng y Giorgio Marengo.

Tổng thống Ukhnaa Khurelsukh (ngoài cùng bên phải) chào đón Giáo hoàng Francis tại Cung điện Hoàng gia Mông Cổ ngày 2/9. (Nguồn: Vatican Media)

Tổng thống Ukhnaa Khurelsukh (ngoài cùng bên phải) chào đón Giáo hoàng Francis tại Cung điện Hoàng gia Mông Cổ ngày 2/9. (Nguồn: Vatican Media)

Trong những ngày tại Mông Cổ, Giáo hoàng Francis có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của nước chủ nhà, gồm Tổng thống Ukhnaa Khurelsukh, Thủ tướng Luvsannamsrai Oyun-Erdene và Chủ tịch Quốc hội Gombojav Zandanshatar. Ông cũng sẽ gặp gỡ các giám mục, linh mục, các nhà truyền giáo, các tu sĩ và nhân viên mục vụ tại nhà thờ Công giáo Saints Peter and Paul.

Giáo hoàng Francis nhắc lại rằng, mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Tòa thánh chỉ mới 30 năm, nhưng những liên hệ đầu tiên giữa hai bên đã xuất hiện từ thế kỷ XIII. (Nguồn: Vatican Media)

Giáo hoàng Francis nhắc lại rằng, mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Tòa thánh chỉ mới 30 năm, nhưng những liên hệ đầu tiên giữa hai bên đã xuất hiện từ thế kỷ XIII. (Nguồn: Vatican Media)

Trong bài phát biểu trước các cơ quan chính phủ Mông Cổ ở Ulaanbaatar, Giáo hoàng Francis bày tỏ niềm vui khi được hành trình với tư cách là “một người hành hương của tình bạn” đến quốc gia du mục rộng lớn. Người đứng đầu Tòa thánh Vatican đã gọi Mông Cổ là “biểu tượng của tự do tôn giáo” và nhấn mạnh chính phủ dân chủ của Mông Cổ đang ở một vị trí độc nhất để đóng “một vai trò quan trọng thay mặt cho hòa bình thế giới”.

Nhà thờ Công giáo Saints Peter and Paul - nơi Giáo hoàng Francis sẽ có cuộc gặp với các giám mục, linh mục, các nhà truyền giáo, các tu sĩ và nhân viên mục vụ vào ngày 3/9. (Nguồn: AP)

Nhà thờ Công giáo Saints Peter and Paul - nơi Giáo hoàng Francis sẽ có cuộc gặp với các giám mục, linh mục, các nhà truyền giáo, các tu sĩ và nhân viên mục vụ vào ngày 3/9. (Nguồn: AP)

(theo Vatican News,

Hồng Phúc

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/co-gi-dac-biet-trong-chuyen-tham-cua-giao-hoang-francis-toi-mong-co-240576.html