Có gì trong ngôi nhà cổ Trăm Cột độc nhất miền Tây?

Nhà cổ Trăm Cột là công trình kiến trúc được xây dựng theo lối nhà Rường xuyên trính của xứ Huế, nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ, tồn tại hơn 100 năm nay.

Tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà cổ Trăm Cột là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Tây. Ảnh: Báo Long An

Tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà cổ Trăm Cột là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Tây. Ảnh: Báo Long An

Nhà cổ Trăm Cột khởi công vào đầu năm 1898 đời vua Thành Thái, sau 3 năm hoàn thành phần xây dựng thô, và thêm 2 năm để trang trí nội thất. Ảnh: Thamhiemmekong

Nhà cổ Trăm Cột khởi công vào đầu năm 1898 đời vua Thành Thái, sau 3 năm hoàn thành phần xây dựng thô, và thêm 2 năm để trang trí nội thất. Ảnh: Thamhiemmekong

Dù gọi là trăm cột nhưng thực sự ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ. Ảnh: Thamhiemmekong

Dù gọi là trăm cột nhưng thực sự ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ. Ảnh: Thamhiemmekong

Điểm độc đáo của ngôi nhà không chỉ ở tên gọi xuất xứ theo đặc trưng kiến trúc mà còn vì đây là ngôi nhà “rường” của xứ Huế, nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ. Ảnh: Thamhiemmekong

Điểm độc đáo của ngôi nhà không chỉ ở tên gọi xuất xứ theo đặc trưng kiến trúc mà còn vì đây là ngôi nhà “rường” của xứ Huế, nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ. Ảnh: Thamhiemmekong

Trong khuôn viên rộng 4.044m2, ngôi nhà được xây với diện tích 882 m2, chủ yếu bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật. Ảnh: Vntrip

Trong khuôn viên rộng 4.044m2, ngôi nhà được xây với diện tích 882 m2, chủ yếu bằng các loại gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật. Ảnh: Vntrip

Mái nhà lợp ngói âm dương, nền nhà lát bằng đá tảng cao với mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Ảnh: Tourdulichmientay

Mái nhà lợp ngói âm dương, nền nhà lát bằng đá tảng cao với mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Ảnh: Tourdulichmientay

Căn nhà cổ gồm có hai phần: phần trước là nơi đón tiếp khách, phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Ảnh: Vntrip

Căn nhà cổ gồm có hai phần: phần trước là nơi đón tiếp khách, phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Ảnh: Vntrip

Với kết cấu kiểu xuyên trính, chính diện quay về hướng Tây Bắc, khung sườn kiểu bát trụ giúp cho bộ khung nhà luôn chắc chắn và không gian thoáng đãng khi không có hàng cột ở giữa. Ảnh: Thamhiemmekong

Với kết cấu kiểu xuyên trính, chính diện quay về hướng Tây Bắc, khung sườn kiểu bát trụ giúp cho bộ khung nhà luôn chắc chắn và không gian thoáng đãng khi không có hàng cột ở giữa. Ảnh: Thamhiemmekong

Kiến trúc bên trong nhà cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân. Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản… đều được chạm khác tỉ mỉ, công phu. Ảnh: Thamhiemmekong

Kiến trúc bên trong nhà cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân. Từ cột nhà đến các đồ dùng như bàn ghế, giường, tủ, phản… đều được chạm khác tỉ mỉ, công phu. Ảnh: Thamhiemmekong

Bộ trường kỷ quý đặt ngay gian chính để tiếp khách. Ảnh: Thamhiemmekong

Bộ trường kỷ quý đặt ngay gian chính để tiếp khách. Ảnh: Thamhiemmekong

Video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/co-gi-trong-ngoi-nha-co-tram-cot-doc-nhat-mien-tay-1789012.html