Cô giáo tiếng Anh vượt ngàn khó, trao tri thức cho trẻ em Tây Bắc-việc tưởng chừng không thể
Suốt 19 năm gắn bó với học trò vùng cao, cô giáo Nguyễn Thị Hà (tỉnh Điện Biên) luôn trăn trở mỗi khi nghe các em nói về ước mơ được ăn no, mặc ấm. Đó cũng là lý do để cô thêm yêu và giữ động lực trên hành trình 'gieo' chữ, vun đắp cho những ước mơ tươi đẹp ấy bay cao hơn.
Năm 2023, chương trình “Cùng Danisa tri ân thầy cô và chung tay góp 1 tỷ đồng trao laptop đến giáo viên vùng xa” do nhãn hàng Danisa thực hiện chính thức tái khởi động, tiếp nối hành trình năm thứ 3 tôn vinh và tiếp sức cho các thầy cô giáo vững bước trên hành trình “gieo” chữ nhiều thách thức.
Cô giáo Nguyễn Thị Hà đã trở thành một trong những giáo viên nhận laptop của chương trình năm nay bởi câu chuyện ý nghĩa về những nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ cho nền giáo dục.
Từ khi còn nhỏ, cô Hà đã được nghe qua chiếc đài radio cũ kỹ của bố, câu hát: “Ước muốn ngày nào ôm ấp trong tim mai đây làm cô giáo. Kìa đôi mắt tròn xoe, kìa đàn em thơ ngây. Hôm nay em đứng đây trong niềm mơ ước lớn”. Cũng từ câu hát này, ước mơ cháy bỏng trở thành cô giáo dần lớn lên trong cô.
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội, cô Hà trở về Điện Biên nhận công tác tại Trường THPT Phan Đình Giót. “Ban đầu là cảm giác “sốc” khi cô sinh viên tuổi đôi mươi đang được học tập, sinh hoạt ở Thủ đô vốn tấp nập, nhộn nhịp nay lại lên vùng Tây Bắc hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn”, cô Hà kể.
Nhớ lại 19 năm trước khi mới đặt chân về trường, cô Hà nhận thấy các trang thiết bị dạy học rất đơn sơ, gần như không có thiết bị chuyên biệt cho môn tiếng Anh. Chiếc bảng đen lốm đốm những khoang trắng in dấu thời gian, đôi khi phải gồng tay, ấn mạnh viên phấn khi viết chữ, rồi tô đi tô lại cả chục lần mới tròn được con chữ.
Hơn nữa, học sinh trong trường đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số, tiếng Việt còn hạn chế nên việc học ngôn ngữ thứ ba - tiếng Anh quả là vấn đề nan giải. Theo cô Hà, đa số giáo viên vùng cao đều tốn nhiều tâm sức cho việc chuẩn bị giáo cụ trước mỗi tiết dạy. Giáo viên muốn mua sách tham khảo phải nhờ người thân cách 500km, tận Hà Nội mua hộ rồi gửi lên.
Khi chưa có máy tính, để dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh, cô Hà thường cắt giấy, viết chữ lên đó rồi dán lên bảng để dạy. Với phương pháp dạy từ vựng qua hình ảnh, cô đã tự vẽ hình, tô màu rồi giữ lại để dùng cho đến khi màu bạc, giấy bị rách thì mới bỏ đi. Cách thức này vừa mất thời gian chuẩn bị, tốn tiền mua nguyên vật liệu lại không đủ bền để sử dụng lâu dài.
Khi dạy kỹ năng nghe, cô Hà mang theo chiếc đài cassette, dùng băng đài hoặc đĩa CD để mở nội dung. “Thỉnh thoảng, dây trong băng bị rối hoặc đĩa CD bị vấp thì cô trò lại được dịp cười ra nước mắt”, cô Hà kể.
Trong quá trình công tác, kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô là dự án thiện nguyện “Nuôi em vùng cao”. Khi tới thăm nhà một “em nuôi”, cô Hà có dịp gặp lại cô học trò cũ đã dạy năm đầu tiên khi mới ra trường.
“Cô học trò cũ chính là mẹ của một “em nuôi” tôi đang hỗ trợ. Tôi thực sự không nhận ra Lành vì nhìn em ấy thay đổi rất nhiều... Lành không may bị mắc bệnh biểu bì da, một căn bệnh hiếm gặp trên thế giới và chưa có phác đồ điều trị.
Vì mặc cảm nên Lành không dám nhận tôi là cô giáo cũ. Mãi đến khi tôi chuẩn bị ra về, có lẽ vì quá lưu luyến cô giáo cũ, quá mừng khi gặp lại cô và quá xúc động khi cô đến giúp đỡ gia đình nên em ấy gọi “Cô Hà ơi”. Tôi quay lại, lúc đó Lành mới bày tỏ cảm xúc rồi òa khóc nức nở... Giờ đây, 2 gia đình chúng tôi thường xuyên qua lại như những người thân trong gia đình. Mọi vui buồn đều chia sẻ cùng nhau”, cô Hà bồi hồi nhớ lại.
Theo cô Hà, không chỉ Lành, học sinh trường cô có tới hơn 70% là con em người dân tộc thiểu số, gia đình thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, nhà đông con (có gia đình có tới 9 người con) và cách trường trên dưới 100km. Cuộc sống khó khăn, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm nên việc học không phải là ưu tiên hàng đầu của các em và gia đình.
Để tạo động lực cho học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, cô Hà đã thực hiện các dự án thiện nguyện như “Shop quần áo, đồ dùng 0 đồng”, “Bữa cơm có đạm”, “Sữa lên vùng biên”, “Nuôi em vùng cao”, “Lớp Tiếng Anh miễn phí cho trẻ em vùng cao”, “Học bổng vùng cao”…
“Tôi chưa từng có ý định chuyển về vùng thuận lợi công tác vì con người và núi rừng Tây Bắc là máu thịt của tôi. Có những lúc tôi trêu bạn bè, người thân của tôi rằng, tôi là cái cây, sinh ra từ rừng, lớn lên ở rừng, gốc rễ đã ăn sâu vào đất rừng nên chỉ thích hợp sống ở trên rừng mà thôi”, cô Hà bày tỏ.
Ngoài các dự án thiện nguyện trên, vợ chồng cô Hà còn nhận đỡ đầu 26 em học sinh tại Điện Biên có hoàn cảnh khó khăn, đa số là các em học sinh người dân tộc thiểu số, con hộ nghèo, mồ côi hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo. Với một giáo viên vùng cao, việc lo cho 26 em đều có được cuộc sống ấm no, đầy đủ và có điều kiện phát triển như những đứa trẻ khác là một bài toán khó.
Đặc biệt, trong số 26 em học sinh được cô Hà đỡ đầu, có 11 em là học sinh trung học phổ thông, nhiều em là học sinh lớp 12. Để ôn tập tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm, các em hiện rất cần có máy tính để hỗ trợ học tập, nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức hàng ngày. “Tôi và các em học sinh rất mong có được một chiếc máy tính để cùng nhau tìm hiểu kiến thức và tiếp cận với các thông tin bổ ích”, cô Hà chia sẻ.
Kể từ nay đến hết ngày 20/11/2023, bạn có thể góp sức tạo nên món quà 1 tỷ đồng đến các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn như cô giáo Nguyễn Thị Hà qua các hoạt động sau:
1. Đóng góp vào chương trình 1 tỷ đồng trao laptop bằng cách:
Cách 1: Mua hộp Danisa bất kì tại các hệ thống cửa hàng siêu thị trên toàn quốc hoặc trên gian hàng thương mại điện tử chính hãng Mayora tại Shopee. Với mỗi hộp bánh được mua, Danisa góp 10.000 đồng.
Cách 2: Chia sẻ thông điệp tri ân bằng hình ảnh/ video trên mạng xã hội (Facebook/ Tiktok), kèm hashtag #1chiasegop10k #Gop1TyDongTraoLaptop #DanisaTriAnThayCo2023 ở chế độ công khai. Với mỗi chia sẻ, Danisa sẽ góp 10.000 đồng.
2. Đề cử giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt mà mình biết để nhận laptop bằng cách gửi thông tin và câu chuyện về chương trình thông Xem tại đây
Hành trình lan tỏa tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) lần thứ 3 của Danisa đã chính thức khởi động. Hãy chung tay cùng Danisa tôn vinh nhiệt huyết của các thầy cô, cùng nhau tạo nên một mùa tri ân nghề giáo thật sự trọn vẹn với những câu chuyện đẹp nơi bục giảng có bụi phấn.
Để cập nhật thông tin về chương trình, vui lòng truy cập fanpage của Danisa tại https://www.facebook.com/DanisaVietnam.