Có hay không sức mạnh siêu nhân?
Nhân loại đang không ngừng tìm kiếm về hiệu suất tối đa khi phát huy thể lực con người ngay trong quân sự, thể thao, khoa học và cả giả khoa học.
Bí ẩn của sức mạnh dự trữ
Một số học giả tin rằng cơ thể con người đang mang theo một nguồn sức mạnh dự trữ không thể đong đếm được. Vì lý do này mà nhân loại đang không ngừng tìm kiếm về hiệu suất tối đa khi phát huy thể lực con người ngay trong quân sự, thể thao, khoa học và cả giả khoa học. Nhiều nghiên cứu điên cuồng của CIA nhằm tạo ra các siêu chiến binh chính là một phần của hoạt động tìm kiếm này.
Chuyện kể rằng vào năm 1747, ngay trong phòng thí nghiệm của mình đặt ở thành phố Lake Geneva (tiểu bang Wisconsin, Mỹ), nhà khoa học người Thụy Sỹ-Jean Jallabert đã truyền những luồng điện mạnh qua cơ tay của một bệnh nhân - người này bị liệt suốt 15 năm. Ông Jean báo cáo rằng "các cơ bắp dịch chuyển dữ dội và cuối cùng đã phục hồi sức mạnh cánh tay của bệnh nhân".
Trên khắp Châu Âu, nhiều nhà khoa học cũng đổ xô tiến hành tạo ra pin trong các thí nghiệm đại loại như vậy, kích điện qua cơ động vật và con người cả sống và chết, nhằm đạt được sự hiểu biết to lớn về cơ chế cơ thần kinh của con người.
Nhà phát minh kiêm nhà hóa học nổi tiếng người Nhật Bản, Jokichi Takamine (người vốn xuất thân từ một gia tộc kiếm sĩ đạo cổ đại) là một trong những người đầu tiên trên thế giới tự cô lập Adrenaline từ các tuyến của cừu và bò vào năm 1900. Các bằng phát minh kỹ thuật đã giúp Jokichi trở nên giàu sụ.
Khoảng 20 năm sau đó, tại Harvard, nhà khoa học Walter Cannon đã phẫu thuật thay đổi hệ thần kinh của chó và mèo, và nhấn mạnh đến "một luồng hormone adrenaline bị giấu trong các bể sức mạnh và phơi bày một nguồn năng lượng bạo lực".
Tối đa sức mạnh con người
Ông E. Paul Zehr, một nhà thần kinh học tại Đại học Victoria (British Columbia, Canada) đã làm một việc mà các chuyên gia nhắc đến: sinh lý học của hiệu suất thể chất tối đa của con người. Năm 1961, tại Chicago, một giáo sư sinh lý học thỉnh giảng đến từ Đại học Tokyo tên là Michio Ikai đã bắt tay với ông Arthur H. Steinhaus (chuyên gia thể dục và sinh lý người Mỹ có bằng Tiến sĩ của Đại học Chicago) để thực hiện một số thí nghiệm.
Họ chiêu mộ 25 người và nối họ với một thiết bị đo lường nhằm "uốn cong tối đa cẳng tay", và họ đi sau các đối tượng thí nghiệm, không hề nói một lời nào đã bắn 1 phát súng. Khi sợ hãi tột độ, các đối tượng thí nghiệm đã tạo ra một lực uốn cong mạnh đến 7,4%. Kế đó họ đưa cho các đối tượng thí nghiệm những chiếc cốc giấy có bỏ những viên thuốc bên trong với 30 milligram amphetamine sulfate. Sau đó cả đám người rơi vào trạng thái như đang say rượu hoặc ù tai.
Nhưng vẫn không thấy có sự gia tăng sức mạnh. Hai ông lại tiếp tục tiêm ½ milliliter adrenaline cho các đối tượng thí nghiệm. Và kết quả thật đáng ngạc nhiên: chỉ có một ít Adrenaline đã đủ tạo ra một sự căng cơ thực sự. Sau rốt từ các thí nghiệm, 2 ông Ikai và Steinhaus cùng kết luận rằng "chính nhân tố tâm lý chứ không phải sinh lý đã quyết định các giới hạn hiệu suất".
Người phụ nữ mạnh mẽ nhất
Vào đầu thập niên 1960, khi đó cô bé Jan Todd mới 9 tuổi lớn lên ở Nova Scotia (Canada) đã nghe được một câu chuyện lạ. Một tai nạn bất ngờ ập tới khiến một đứa trẻ mắc kẹt bên dưới cái xe bị lật úp. Người mẹ không hề hấn gì sau vụ tai nạn, đã tự động nhấc chiếc xe lên để cứu con mình. Câu chuyện đó khiến Jan rất tò mò. Cô bé tự nhủ một ngày nào đó lớn lên mình cũng sẽ mạnh như người phụ nữ nọ.
Lớn thêm vài tuổi, Jan bắt đầu tập nâng tạ. Đó là hồi đầu thập niên 1970: cái thời mà các phòng gym trên đất Mỹ chỉ có cánh mày râu đi tập tạ. Khoảng năm 25 tuổi, Jan đã có thể nâng các cục tạ nặng tới 204 kg và được báo SPorts Illustrated đăng dòng tít "người phụ nữ mạnh nhất thế giới".
Cuối cùng Jan đã phá vỡ hơn 60 kỷ lục thế giới. Chính bản thân bà Jan phải thừa nhận: "Bí quyết để nâng tạ thành công là trong đầu đừng nghĩ đến nó, kiểu như một cơ chế lái tự động kỳ lạ". Ngày hôm nay, bà Jan Todd là một sử gia về văn hóa thể lực tại Đại học Texas ở Austin (UT Austin).