Có một lỗ hổng mới trong tầng ozone ở Bắc Cực

Các nhà khoa học sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P đã phát hiện sự suy giảm mạnh mật độ ozone bên trên Bắc Cực. Các điều kiện khí quyển bất thường, bao gồm cả nhiệt độ đóng băng trong tầng bình lưu, đã khiến mức độ ozone giảm mạnh, gây ra một 'lỗ nhỏ' trong tầng ozone.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Aereospace của Đức (DLR) đã phát hiện một lỗ thủng tầng ozone bất thường trên Bắc Cực.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Aereospace của Đức (DLR) đã phát hiện một lỗ thủng tầng ozone bất thường trên Bắc Cực.

NDĐT - Các nhà khoa học sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P đã phát hiện sự suy giảm mạnh mật độ ozone bên trên Bắc Cực. Các điều kiện khí quyển bất thường, bao gồm cả nhiệt độ đóng băng trong tầng bình lưu, đã khiến mức độ ozone giảm mạnh, gây ra một “lỗ nhỏ” trong tầng ozone.

Tầng ozone là lớp khí bảo vệ tự nhiên trong tầng bình lưu, có tác dụng che chắn sự sống khỏi bức xạ cực tím có hại của mặt trời vốn liên quan đến ung thư da và đục thủy tinh thể, cũng như các vấn đề môi trường khác. "Lỗ thủng tầng ozone" được nhắc đến nhiều nhất là lỗ thủng trên Nam Cực, hình thành mỗi năm trong mùa thu.

Trong vài tuần qua, các nhà khoa học từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) đã nhận thấy sự suy giảm mạnh mẽ bất thường của ozone trên các vùng cực bắc. Sử dụng dữ liệu từ thiết bị Tropomi trên vệ tinh Copernicus Sentinel-5P, họ có thể theo dõi dạng lỗ thủng tầng ozone Bắc Cực này trong khí quyển.

Trước đây, các lỗ thủng ozone nhỏ thỉnh thoảng được phát hiện ở Bắc Cực, nhưng sự cạn kiệt ozone ở Bắc Cực năm nay lớn hơn nhiều so với các năm trước.

Tiến sĩ Diego Loyola, từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, nhận xét, “Lỗ thủng ozone mà chúng ta quan sát được ở Bắc Cực năm nay có phần mở rộng tối đa dưới 1 triệu km vuông. Con số này nhỏ so với lỗ ở Nam Cực, có thể đạt tới kích thước khoảng 20 đến 25 triệu km2 trong một khoảng thời gian thông thường khoảng 3 đến 4 tháng”.

Mặc dù cả hai vùng cực đều chịu tổn thất ozone trong mùa đông, sự suy giảm tầng ozone của Bắc Cực có xu hướng ít hơn đáng kể so với Nam Cực. Lỗ thủng tầng ozone chịu ảnh hưởng tác động bởi nhiệt độ cực lạnh (dưới -80°C), ánh sáng mặt trời, trường gió và các chất như các loại chlorofluorocarbons (CFCs).

Nhiệt độ Bắc Cực thường không giảm mạnh như ở Nam Cực. Tuy nhiên, năm nay, những cơn gió mạnh thổi quanh Bắc Cực đã giữ không khí lạnh bên trong cái gọi là “cơn lốc cực” - một vòng xoáy của những cơn gió ở tầng bình lưu.

Vào cuối mùa đông địa cực, ánh sáng mặt trời đầu tiên trên Bắc Cực đã mở đầu sự suy giảm tầng ozone mạnh bất thường này – gây ra hình thành lỗ thủng tầng ozone. Tuy nhiên, kích thước của nó vẫn còn nhỏ so với những gì thường có thể được quan sát ở bán cầu nam.

Tiến sĩ Diego nói: “Tính từ ngày 14-3, các cột ozone trên Bắc Cực đã giảm xuống đến mức thường được coi là “mức lỗ thủng tầng ozone”, ít hơn 220 đơn vị Dobson. Chúng tôi hy vọng lỗ hổng mất đi vào giữa tháng 4”.

Ông Claus Zehner, người quản lý nhiệm vụ Copernicus Sentinel-5P (Tropomi) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), cho biết thêm: “Các phép đo tổng ozone của Tropomi đang mở rộng khả năng giám sát ozone toàn cầu liên tục từ không gian kể từ năm 1995. Trong suốt thời gian này, chúng ta chưa chứng kiến sự hình thành lỗ thủng tầng ozone ở kích thước như vậy Bắc Cực".

Copernicus Sentinel-5P thực hiện nhiệm vụ đầu tiên để theo dõi bầu khí quyển của trái đất.

Thiết bị Tropomi trên vệ tinh Copernicus Sentinel-5P đo một số dấu vết khí, bao gồm cả aerosol (trạng thái huyền phù trong môi trường khí) và đám mây với độ bao phủ toàn cầu hàng ngày. Với tầm quan trọng của việc theo dõi chất lượng không khí và phân phối ozon toàn cầu, các nhiệm vụ Copernicus Sentinel-4 và Sentinel-5 sắp tới sẽ theo dõi dấu vết chất lượng không khí, ozone và aerosol. Là một phần của chương trình Copernicus của EU, các nhiệm vụ tiếp theo sẽ cung cấp thông tin về chất lượng không khí, bức xạ mặt trời và theo dõi khí hậu.

HOÀNG DƯƠNG

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/vi-moi-truong-xanh/item/43975502-co-mot-lo-hong-moi-trong-tang-ozone-o-bac-cuc.html