Cổ phiếu 'trà đá' Dệt may Huế lập đỉnh ngay sau tin chia cổ tức

Cổ phiếu HDM của Công ty Cổ phần Dệt may Huế đã ghi nhận đà tăng ấn tượng trong năm 2024, liên tục lập đỉnh mới và đang tiến sát mốc 35.000 đồng/cổ phiếu.

 Cổ phiếu "trà đá" của Dệt may Huế lập đỉnh ngay sau tin chia cổ tức

Cổ phiếu "trà đá" của Dệt may Huế lập đỉnh ngay sau tin chia cổ tức

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/8, cổ phiếu Công ty CP Dệt may Huế (UPCoM: HDM) đạt mức 33.100 đồng/cp, ‘leo dốc’ 50% so với năm trước. Đây là mức cao nhất của cổ phiếu Dệt may Huế trong nhiều năm qua.

Tính từ tháng 8/2021, thị giá cổ phiếu HDM hiện nay đã tăng gấp 6 lần, từ khoảng 5.000 đồng/cp lên hơn 33.000 đồng/cp. Tuy nhiên, do cổ phiếu HDM niêm yết trên sàn UPCoM, nên khối lượng giao dịch hàng ngày khá hạn chế, trung bình khoảng 5.000 cổ phiếu mỗi phiên trong tuần qua.

Theo tìm hi, êủmột yếu tố chính thúc đẩy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với cổ phiếu HDM là chính sách chia cổ tức hấp dẫn của công ty.

Cụ thể, năm 2022, Dệt may Huế đã trả cổ tức tổng cộng 72%, với 32% bằng cổ phiếu và 40% bằng tiền mặt, tương đương 7.200 đồng mỗi cổ phiếu. Đến năm 2023, công ty tiếp tục chi trả cổ tức 30%, tương đương 3.000 đồng mỗi cổ phiếu. Với 20 triệu cổ phiếu lưu hành, tổng số tiền cổ tức lên đến hơn 60 tỷ đồng. Những kết quả này phản ánh sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HDM.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024, Dệt may Huế ghi nhận doanh thu đạt hơn 940 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 52 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu doanh thu của HDM cho năm 2024 là 1.920 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của HDM đạt hơn 1.091 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với năm trước. Tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 70% tổng tài sản, với 760 tỷ đồng. Trong số này, tiền và tương đương tiền khoảng 120 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn 60 tỷ đồng, và hàng tồn kho hơn 331 tỷ đồng.

Tài sản dài hạn chủ yếu bao gồm tài sản cố định trị giá hơn 280 tỷ đồng sau khi trích khấu hao, cùng 27 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản dở dang.

Về nguồn vốn, tổng nợ đạt hơn 600 tỷ đồng, bao gồm vay ngắn hạn hơn 300 tỷ đồng, nợ người lao động gần 100 tỷ đồng, và phải trả đối tác ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng. Nợ dài hạn từ vay đạt hơn 96 tỷ đồng.

Tại cuối quý II/2024, vốn chủ sở hữu của HDM đạt 396 tỷ đồng, trong đó vốn góp từ hơn 20 triệu cổ phần là hơn 200 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối 67 tỷ đồng, và quỹ đầu tư phát triển 127 tỷ đồng.

 Dệt may Huế là công ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Dệt may Huế là công ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Về cơ cấu sở hữu, Dệt may Huế là công ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nắm giữ hơn 60% cổ phần. Các cổ đông lớn khác bao gồm Công ty TNHH Trường Long với 8,5%, và Công ty CP Đầu tư TTN với 4,84%, cùng nhiều tổ chức và cá nhân khác.

Dệt may Huế chủ yếu hoạt động trong sản xuất, kinh doanh, và nhập khẩu sản phẩm sợi, vải dệt kim, và hàng may mặc.

Quỳnh Ái

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.kienthuc.net.vn/tai-chinh-ngan-hang/co-phieu-tra-da-det-may-hue-lap-dinh-ngay-sau-tin-chia-co-tuc-220722.html