Cơ thể phản ứng ra sao khi bị Coronavirus tấn công?

Mặc dù hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể phục hồi sau khi mắc COVID-19, song các chuyên gia không chắc chắn cơ chế bảo vệ đó duy trì được bao lâu. Bài viết của TS. Katherine J. Wu (nhà vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Harvard) sẽ giúp trả lời một câu hỏi được rất đông cộng đồng y tế quan tâm: Hệ miễn dịch ở người phản ứng ra sao khi bị Coronavirus tấn công?

Cơ chế tạo kháng thể của hệ miễn dịch chống lại virus

Khi một mầm bệnh xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để nhận diện các đặc điểm cụ thể của virus để đặt sự nghi ngờ và đếm số lần tấn công lặp đi lặp lại, cho đến khi virus phải lui khỏi cơ thể. Các nhà khoa học đã mô phỏng tiến trình này và tạo ra vắc-xin nhằm “dạy” hệ miễn dịch cách nhận diện kẻ địch mà không cần phải bị dính bệnh.

Cơ chế hệ miễn dịch thường không thể quên một số mầm bệnh. Chẳng hạn một lượng miễn dịch có thể giúp cách ly các virus thủy đậu hay bại liệt, giúp cơ thể toàn vẹn trọn đời. Tuy nhiên, một số virus khác lại không dễ bị cách ly đến thế. Bà Rachel Graham - một chuyên gia về Coronavirus tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) giải thích: Cơ chế miễn dịch này đã áp dụng đối với 4 loại Coronavirus gây nên các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Khả năng miễn dịch chống lại các loại virus này của cơ thể dường như bị suy yếu dần trong vài tháng hoặc vài năm, đó là lý do giải thích tại sao người ta thường xuyên bị cúm. SARS-CoV-2 chỉ mới được phát hiện gần đây, nên các nhà khoa học không chắc về cách thức hệ miễn dịch người có thể trừng trị chủng virus mới này.

Virus SARS-CoV-2.

Virus SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2 - một loại virus cứng đầu

Cũng bởi các nhà nghiên cứu chỉ mới biết về SARS-CoV-2 trong vòng vài tháng nên họ chưa tự tin để dự báo khả năng phòng vệ miễn dịch dài bao lâu để chống lại virus. Các báo cáo trong những tuần gần đây cho thấy, có những người dù phục hồi sau lần đầu tiên dương tính với COVID-19 nhưng vẫn tái phát bệnh. Từ đây làm dấy lên hoài nghi rằng lần đầu tiếp xúc với virus không đủ để bảo vệ họ tránh khỏi lần khởi phát thứ hai. Mặc dù kết quả xét nghiệm đã âm tính, nhưng chưa khẳng định đã loại trừ hoàn toàn được virus. Thay vào đó, virus có vẻ như ở lỳ trong cơ thể bệnh nhân, nó chỉ tạm thời chìm xuống dưới mức bị phát hiện, đồng thời “giả vờ” giảm bớt các triệu chứng trước khi bùng phát trở lại. Tuy nhiên, nhà miễn dịch học Taia Vương (Đại học Stanford và Chan Zuckerberg) cũng trấn an rằng, vì dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng nên nếu ai đã nhiễm chủng này và lại tái phát thì vẫn sẽ được hệ miễn dịch bảo vệ.

Các nhà khoa học cho rằng, vì COVID-19 tạo ra một “cú đấm” mạnh hơn chứng cảm lạnh thông thường nên các kháng thể có khả năng cô lập chủng SARS-CoV-2 lâu hơn bình thường. Nhà vi trùng học Allison Roder (Đại học New York) cho rằng: Căn bệnh càng nghiêm trọng thì cơ thể sẽ càng dành nhiều tài nguyên để ghi nhớ các đặc điểm mầm bệnh, cùng sự phản ứng mạnh mẽ và lâu hơn của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu trước đó cho thấy rằng những người qua khỏi dịch SARS (một chủng Coronavirus khác bùng nổ vào năm 2003) thì vẫn có các kháng thể chống lại mầm bệnh trong máu của họ suốt nhiều năm, tính từ thời gian khỏe lại.

Virus có thể đánh lừa hệ miễn dịch?

Một số loại virus có mẹo để ngăn hệ miễn dịch phát hiện ra chúng. Các virus trong họ cúm chính là “con ruột” của những biến đổi kịch tính này, đó là lý do mà cộng đồng khoa học thường xuyên chế ra vắc-xin ngừa cúm mới mỗi năm.

Một số thành phố ở Ấn Độ đã phong tỏa hoàn toàn để kiểm soát dịch.

Một số thành phố ở Ấn Độ đã phong tỏa hoàn toàn để kiểm soát dịch.

Khi ai đó bị nhiễm với 2 chủng cúm khác nhau cùng lúc thì những con virus này sẽ trao đổi vật liệu di truyền với nhau để tạo ra một chủng lai mới và khác hoàn toàn với tiền thân của nó, cho phép chủng lai vượt qua hàng rào phòng thủ của cơ thể. Các nhà nghiên cứu vẫn không chắc liệu có những thay đổi tương tự có thể diễn ra ở SARS-CoV-2 hay không. Không giống các virus cúm thông thường, Coronavirus có thể đọc lại bộ gene khi tự chúng sao chép cũng như sửa lỗi trong lúc di chuyển. Chuyên gia về Coronavirus động vật - ông Scott Kenney (Đại học công Ohio Mỹ) cho rằng: Đặc điểm đó sẽ làm giảm tỷ lệ đột biến và biến chúng thành “đối tượng ít chuyển động” đối với hệ miễn dịch. Mặc dù vậy, các Coronavirus vẫn thường xuyên trao đổi các đoạn mã di truyền với nhau làm mở rộng khả năng trốn tránh miễn dịch.

Cho đến nay, SARS-CoV-2 cũng không biểu lộ bất kỳ đột biến cực đoan nào khi nó đi “xâm lược” khắp toàn cầu. Có thể đó là một hành động “ăn cướp” thành công và nó chưa cần phải thay đổi “chiến thuật”. Bà Rachel dẫn giải: “Có vẻ như virus không phản ứng trước bất kỳ áp lực nào. Việc tái phát SARS-CoV-2 cũng không thường xuyên xảy ra. Ngay cả các chủng cúm đột biến nhanh cũng có thể phải mất vài năm. Vì thế, nếu ngày SARS-CoV-2 đột biến xảy ra thì các đợt dịch COVID-19 trong tương lai có thể nhẹ hơn”.

Mặc dù COVID-19 vẫn còn là bí ẩn, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã và đang chạy đua để phát triển vắc-xin nhằm nâng cao miễn dịch tập thể của thế giới. Nhà dịch tễ học Taia Vương cho rằng, sự phát triển thuốc chủng ngừa đặc biệt quan trọng để kiểm soát ổ dịch này. Điều này là đúng đắn để phòng khi SARS-CoV-2 tái bùng phát. Nếu phải đương đầu với một mầm bệnh chưa từng có thì chắc chắn chúng ta sẽ cần tới chủng ngừa trong kho vũ khí của mình.

Phan Bình

((Theo smithsonianmag, 2020))

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/co-the-phan-ung-ra-sao-khi-bi-coronavirus-tan-cong-n172486.html