Cố tình bán thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh ở cổng trường, 3 cửa hàng bị xử phạt

Ba cơ sở kinh doanh gần các cổng trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa bị xử phạt do kinh doanh kẹo, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa ra quân kiểm tra mặt hàng thực phẩm bán cho các học sinh tại cổng trường học tại thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công.

Theo đó, thời gian gần đây, tại khu vực gần các điểm trường học trên địa bàn thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công đều xuất hiện những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ bán hàng hóa cho học sinh, hầu hết các sản phẩm là thực phẩm như: Bánh kẹo, đồ ăn, đồ uống… thu hút một lượng lớn học sinh tới mua hàng.

Những mặt hàng này đều có giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt, đa dạng về chủng loại và phần lớn các sản phẩm không có nhãn hoặc mang bao bì chữ tượng hình nên không thể nhận biết được các thông tin sản phẩm, chất lượng khó đảm bảo, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm.

Ba cơ sở kinh doanh gần các cổng trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa bị xử phạt do kinh doanh kẹo, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Ba cơ sở kinh doanh gần các cổng trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa bị xử phạt do kinh doanh kẹo, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Thời điểm kiểm tra, lực lược chức năng phát hiện 3 cơ sở kinh doanh gần các cổng trường tiểu học Cải Đan (thành phố Sông Công), trường tiểu học Bãi Bông và trường tiểu học Đồng Tiến (thành phố Phổ Yên) đang bày bán 311 sản phẩm là thực phẩm gồm chân gà gói, kẹo mút, kẹo que và kẹo dẻo được bảo quản trong các hộp nhựa, khay giỏ hoặc đựng trong các túi bóng.

Các sản phẩm nói trên đều không có tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, không ghi nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Làm việc với cơ quan chức năng, các Hộ kinh doanh đều không cung cấp được bất cứ hợp đồng, hóa đơn mua bán, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu nào liên quan đến số hàng hóa nêu trên để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Các loại kẹo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường rất bắt mắt.

Các loại kẹo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường rất bắt mắt.

Đại diện các Hộ kinh doanh cho biết do các loại bánh kẹo này mẫu mã phong phú, đa dạng lại có giá thành rẻ phù hợp với nhu cầu của học sinh nên đã nhập của những đối tượng không biết tên tuổi, địa chỉ đến giao hàng để bán kiếm lời.

Cơ quan chức năng đã ban hành 3 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở kinh doanh nêu trên về hành vi "Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ" với tổng số tiền phạt 2.400.000 đồng.

Buộc tiêu hủy toàn bộ 311 đơn vị sản phẩm là thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên sẽ phân công các tổ quản lý địa bàn tiến hành ký cam kết và tuyên truyền tới các cơ sở kinh doanh về việc kinh doanh các mặt hàng phải có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng nhằm đảm bảo cho sức khỏe học sinh và người tiêu dùng.

Cận cảnh các loại kẹo lạ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa được lực lượng chức năng thu giữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Cận cảnh các loại kẹo lạ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa được lực lượng chức năng thu giữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt tình hình địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với mặt hàng thực phẩm bán cho học sinh tại tất cả các cổng trường học trên địa bàn thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công.

Mặt khác, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh đối với các mặt hàng là thực phẩm, không vì lợi nhuận bán những sản phẩm không đảm bảo về chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.

Tổng cục QLTT cho biết, ngày 8/11, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đã ký, Ban hành kế hoạch số 09/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Kế hoạch nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024.

Đặc biệt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thông qua công tác thông tin tuyên truyền.

Theo đó, Cục QLTT các tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, hàng hóa vận chuyển trái phép từ khu vực tuyến biên giới đường bộ, đường biển vận chuyển vào thị trường nội địa tiêu thụ; Rà soát, giám sát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, chợ biên giới.

Các mặt hàng cần đặc biệt lưu ý gồm: gia súc, gia cầm, nội tạng động vật, pháo nổ, hàng điện tử, vải, quần áo, giày dép, đồ trang trí Tết,....

Tại tuyến biên giới Miền Trung - Tây Nguyên: đường cát, rượu, bia, nước giải khát, pháo nổ, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng....

Đối với tuyến biên giới Tây Nam: đường cát, thuốc lá điếu, xăng dầu, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, quần áo đã qua sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pháo nổ...

6 loại thực phẩm nên tránh khi bị viêm khớp | SKĐ

Khánh Dương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/co-tinh-ban-thuc-pham-khong-dam-bao-an-toan-ve-sinh-o-cong-truong-3-cua-hang-bi-xu-phat-169231204235847741.htm