Cổ văn 3.900 năm giải mã bí ẩn 'kho báu màu tím'

Những dòng chữ tượng hình tiết lộ nhiều bí ẩn cổ xưa xung quanh 'kho báu màu tím' mà các bậc vương giả Ai Cập từng tôn sùng.

Các nhà khảo cổ đa quốc gia thuộc Đoàn thám hiểm Wadi el-Hudi đang làm việc tại di tích cùng tên của Ai Cập, đã phát hiện ra hơn 100 chữ tượng hình khắc trên đá và vô số bản khắc khác trên các cột trụ, đá dạng phiến và mảnh gốm.

Hầu hết các bản khắc có niên đại 3.900 năm, thời của các pharaon.

Một trong các phiến đá chứa cổ văn bằng chữ tượng hình - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một trong các phiến đá chứa cổ văn bằng chữ tượng hình - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các nhà khảo cổ đang chụp hình lại hiện vật - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các nhà khảo cổ đang chụp hình lại hiện vật - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Kết quả giải mã sơ bộ những dòng chữ cổ hé lộ nhiều bí ẩn xung quanh việc khai thác "kho báu màu tím" của Wadi el-Hudi – chính là thạch anh tím, thứ mà các pharaon, nữ hoàng và công chúa Ai Cập tôn sùng.

Khu vực số 5 của Wadi el-Hudi, nơi có mỏ thạch anh và khu định cư của 1.000-1.500 người gồm thợ mỏ và binh sĩ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Khu vực số 5 của Wadi el-Hudi, nơi có mỏ thạch anh và khu định cư của 1.000-1.500 người gồm thợ mỏ và binh sĩ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Những kết cấu cổ đại vẫn còn tồn tại đến ngày nay - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Những kết cấu cổ đại vẫn còn tồn tại đến ngày nay - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Chính điều này đã biến Wadi el-Hudi thành một khu định cư cổ đại, nơi những người thợ mỏ sinh sống và làm việc cùng với sự tôn sùng và tự hào dành cho vật liệu rất quý giá với người Ai Cập cổ. Các pharaon đã quyết định khai khoáng khi phát hiện ra những viên đá màu tím tuyệt đẹp vốn rất dồi dào ở khu vực này.

Một chữ tượng hình trên đá - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một chữ tượng hình trên đá - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một phiến đá khác - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một phiến đá khác - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một số chữ khắc cho thấy những người thợ mỏ đã rất tự hào về công việc của mình. Khi qua đời, họ được đưa về Thung lũng sống Nile để chôn cất chứ không bị bỏ lại trong sa mạc như các nô lệ.

Một con bọ hung thạch anh tím của người Ai Cập cổ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một con bọ hung thạch anh tím của người Ai Cập cổ - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một bản khắc khác cho thấy khu mỏ được các binh lính bảo vệ nghiêm ngặt. Họ chơi đấu vật để giết thời gian những lúc rảnh rỗi. Wadi el-Hudi là một khu vực khô cằn giữa lòng sa mạc, các vị pharaon thời đó có thể đã phải tổ chức mang nước từ sông Nile cách đó 30 km đến khu vực khai thác, phục vụ cho từ 1.000-1.500 người sống và làm việc tại đó.

Khu vực số 4, một nơi khác thuộc di tích Wadi el-Hudi - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Khu vực số 4, một nơi khác thuộc di tích Wadi el-Hudi - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Thạch anh tím từng được các vị quan, triều thần Ai Cập tranh giành nhau để sở hữu. Đa phần các món trang sức màu tím quý giá được các pharaon sở hữu và chỉ trao tặng cho những người có địa vị cao, ví dụ như các công chúa. Với màu tím huyền ảo, những viên thạch anh này vừa là đồ trang sức vừa là một biểu tượng của quyền lực và sự quyền quý.

"Kho báu màu tím" ở Wadi el-Hudi cũng từng là điểm đến của các đạo quân La Mã trong cuộc xâm lược 2.000 năm trước với bằng chứng để lại là các bộ xương niên đại 2.000 năm.

Theo A. Thư/Người lao động

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/co-van-3-900-nam-giai-ma-bi-an-kho-bau-mau-tim/20200522011434773