Cởi mở hơn với báo chí trong ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Đồng ý 'thắt chặt' quy định ghi âm, ghi hình tại phiên tòa và chỉ diễn ra trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Nhưng một số đại biểu cho rằng, quy định này cần cởi mở hơn với báo chí.

Theo các đại biểu, việc quy định chặt chẽ hơn về hoạt động ghi âm, ghi hình tại phiên tòa là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các vụ án dân sự, ly hôn hoặc kinh doanh thương mại. Nếu ghi âm, ghi hình rồi đưa thông tin đã cắt gọt lên mạng xã hội thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các cá nhân, các tổ chức có liên quan, trong khi hiện nay việc xử phạt những vi phạm trên môi trường không gian mạng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt đối tượng được phép ghi âm, ghi hình tại phiên tòa.

Quan điểm của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao là giữ nguyên như dự thảo để nâng cao hiệu quả, để duy trì trật tự và để tôn trọng quyền con người. tránh việc vi phạm đời tư của người khác.

Thực tế cho thấy, nếu việc ghi hình, ghi âm chỉ diễn ra trong phiên khai mạc, tuyên án hay công bố quyết định thì nhà báo sẽ không có nhiều dữ liệu và cơ sở để đưa tin bài. Nếu được ghi âm, ghi hình các phiên xét xử cũng giúp các nhà báo có góc nhìn đầy đủ, phản ánh chính xác, khách quan diễn biến vụ việc, góp phần nâng cao chất lượng xét xử.

Hiện, việc ghi âm, ghi hình phiên tòa được chia thành hai phương án để trình Quốc hội cho ý kiến.

Mời quý vị dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/coi-mo-hon-voi-bao-chi-trong-ghi-am-ghi-hinh-tai-phien-toa-223697.htm