Cối tự hành 2S9 Nona-S độc đáo của Nga được nâng cấp

Tập đoàn sản xuất vũ khí Rostec của Nga đã quyết định nâng cấp thiết bị điện tử cho cối tự hành 2S9 Nona-S để tăng hiệu suất chiến đấu.

Bất chấp các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, nền công nghiệp quốc phòng Nga vẫn phát triển mạnh mẽ, ngoài sản xuất mới, họ còn nâng cấp nhiều vũ khí hiện có.

Điển hình như Nga vừa quyết định nâng cấp thiết bị điện tử để giúp cho cối tự hành 2S9 Nona-S tăng hiệu suất chiến đấu.

Nhờ đó cối tự hành 2S9 Nona-S Sẽ gia tăng đáng kể khả năng tự động hóa...

...cũng như khả năng tác xạ trong mỗi phát bắn.

Pháo cối tự hành 2S9 Nona-S được thiết kế từ thời Liên Xô và chính thức hoạt động vào năm 1981.

Phần khung được gọi là S-120 và phần giáp trước được bọc bằng nhôm giống như xe bọc thép chở quân nhảy dù BTR-D.

2S9 Nona-S cơ động rất tốt trên nhiều địa hình, thậm chí chúng có thể tự vận hành được dưới nước nhờ hai máy bơm xả nước đằng sau thân xe.

Kíp chiến đấu gồm 4 người. Phần thân của cối tự hành 2S9 Nona-S được chia làm 3 ngăn: ngăn chỉ huy-ngăn chiến đấu-ngăn động cơ.

Tháp pháo của 2S9 Nona-S có hai cửa thoát hiểm dành cho người điều khiển súng máy và người thay đạn.

2S9 Nona-S được trang bị một pháo 120 mm 2A60 với chiều dài 1.8 m.

Chúng có thể bắn ra đạn HE, đạn phốt-pho trắng và đạn khói.

2S9 Nona-S có thể đạt tốc độ bắn tối đa 8-10 phát/phút với góc bắn từ -4 tới +80 độ. Điều này cho phép tấn công được nhiều mục tiêu ngay cả khi đối phương đang ẩn nấp.

Cối 2S9 Nona-S đạt tầm bắn 8,85km với đạn thông thường và lên tới 12,8km với đạn có trợ lực tăng tầm. Tầm bắn tối thiểu là 1,7km.

2S9 Nona-S được trang bị nhiều loại đạn pháo, trong đó có cả đạn chống thiết giáp có khả năng xuyên 600-650 mm cách 1 km.

Ngoài ra loại cối tự hành này có thể bắn đạn thông minh Kitolov-2 có tầm bắn 9km với độ chính xác cực cao.

Trọng lượng rất nhẹ tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển nên 2S9 Nona-S có thể đổ bộ đường không bằng dù, được cẩu bởi máy bay trực thăng, hay chuyên chở trên tàu chiến đổ bộ.

2S9 Nona-S hiện nay được hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó Nga chiếm số lượng lớn nhất với khoảng 500 khẩu.

Trong khi đó Ukraine được cho là đang duy trì khoảng 64 khẩu trong biên chế.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/coi-tu-hanh-2s9-nona-s-doc-dao-cua-nga-duoc-nang-cap-post547956.antd